Chuyên gia lý giải nguyên nhân F0 sau mắc Covid-19 thường mất ngủ

Chuyên gia lý giải nguyên nhân F0 sau mắc Covid-19 thường mất ngủ

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 4, 09/03/2022 14:57

Trong và sau mắc Covid-19, nhiều F0 chỉ cần nhắm mắt là mơ thấy điều không hay thậm chí mất ngủ triền miên.

Nhiều F0 mất ngủ

Hơn một tuần mắc Covid-19, đã nửa tháng nay anh Đ.N.T (28 tuổi, Hà Nội) cho biết anh mất ngủ liên miên, mỗi khi chỉ cần nhắm mắt là anh thường xuyên mơ thấy những điều không hay, bị tai nạn…

Anh T. chia sẻ, ngày 14/2 anh thấy mình sốt nhẹ, đau họng và ho nhiều, anh T. test nhanh thì cho kết quả dương tính với Covid-19. Từ đó, anh cách ly trong phòng, tự nấu cơm, giặt giũ và điều trị cho bản thân. Tuy nhiên, sau một tuần điều trị anh cảm thấy đau đầu và không ngủ được.

“Mỗi khi đặt người xuống giường, bất kể buổi trưa hay buổi tối tôi liền mơ thấy ác mộng. Mỗi lần như thế tôi lại giật mình tỉnh giấc, mà giấc ngủ còn chưa đầy 10 phút. Việc mất ngủ khiến tôi đau đầu khủng khiếp và cứ thế việc này cứ lặp đi, lặp lại”, anh T. nói.

Sự kiện - Chuyên gia lý giải nguyên nhân F0 sau mắc Covid-19 thường mất ngủ

Hậu Covid-19, nhiều F0 thường có biểu hiện mất ngủ.

Hiện đã khỏi Covid-19, nhưng anh T. cho biết tình trạng này vẫn nghiêm trọng, anh đã phải dùng thuốc để có thể ngủ được. “Mỗi ngày tôi chỉ ngủ được 2-3 tiếng nên rất mệt”, anh T. chia sẻ thêm và cho biết việc mất ngủ triền miên khiến công việc của anh bị đình trệ.

Tương tự, anh N.V.Đ (29 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) phát hiện mắc Covid-19 vào ngày 7/2 sau khi từ quê lên. Những ngày đầu anh có biểu hiện sốt rét, ho và đau họng. Chỉ sau 7 ngày anh đã có kết quả âm tính.

Tuy nhiên, những ngày gần đây anh Đ.có cảm giác bản thân bị hậu Covid-19, với biểu hiện ngủ nhiều, chỉ cần đặt mình xuống giường là anh có thể ngủ 10-14 tiếng mỗi ngày. Nhưng khi thức dậy là một nỗi ám ảnh vì bản thân mơ thấy mình bị tai nạn, hay người bị tai nạn.

“Tôi thấy mọi người thường mất ngủ sau khi khỏi Covid, nhưng tôi thì hoàn toàn ngược lại, mỗi khi ngủ dậy người đầm đìa mồ hôi vì mơ phải ác mộng. Tôi không biết tình trạng này lặp đi lặp lại đến bao giờ, hy vọng nó sẽ chóng hết, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc của tôi rất nhiều”, anh Đ.nói.

Tương tự, chị H.N.A (29 tuổi, Yên Bái) bị Covid-19 từ trước Tết Nguyên đán, tuy nhiên đến nay chị A. cho biết anh cũng thường xuyên mất ngủ.

“Từ sau khi bị Covid thì sức khoẻ của tôi bình thường, chỉ hơi hụt hơi nhưng thời gian gần đây tôi thấy nhiều người xung quanh bị Covid và thế là tôi lại bị ám ảnh, thường xuyên mất ngủ. Thường xuyên mất ngủ khiến tôi vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc thường nhật”, chị A. bày tỏ.

Rối loạn giấc ngủ do đâu?

Trao đổi với Người Đưa Tin, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý DR.PSY cho biết, giấc mơ thường được coi là một đại diện để hiểu trải nghiệm của mỗi cá nhân về sức khỏe cũng như sự đau khổ đang trải qua. Đây còn là phản ứng với những trải nghiệm mới và những thay đổi trong cuộc sống.

Những giấc mơ xấu và ác mộng thường có xu hướng gia tăng trong giai đoạn căng thẳng cao độ. Những trải nghiệm cá nhân hay những chấn thương tập thể đều có thể ảnh hưởng đến nội dung và cường độ của những giấc mơ.

“Thời kỳ đại dịch, cá nhân phải trải nghiệm một thời gian dài của sự bế tắc cũng như các thách thức đối với sức khỏe tinh thần. Chúng bao gồm những trải nghiệm mới lạ và những cảm xúc mạnh mẽ. Không có gì ngạc nhiên khi những giấc mơ của cá nhân bị thay đổi trong giai đoạn ấy.

Các nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của ác mộng có liên quan đến Covid-19 có mối liên hệ với những triệu chứng của rối loạn lo âu cũng như trải nghiệm sang chấn sau quá trình mắc Covid”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng chia sẻ.

Sự kiện - Chuyên gia lý giải nguyên nhân F0 sau mắc Covid-19 thường mất ngủ (Hình 2).

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng chia sẻ với Người Đưa Tin.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng phân tích thêm, việc rối loạn giấc ngủ trong và sau Covid-19 liên quan đến thần kinh. Nguyên nhân là những sang chấn tâm lý của đại dịch gây ra, viêm các dây thần kinh hoặc một di chứng thần kinh khác mà nCoV gây ra.

Theo WHO, các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân Covid-19 như: nhức đầu, chóng mặt, thay đổi ý thức, rối loạn khứu giác và vị giác, co giật và đột quỵ. Và các biến chứng thần kinh do Covid-19 có thể gây ra như viêm não, viêm tủy, hội chứng Guillain-Barré, đột quỵ…

Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định rằng F0 nào trong và sau quá trình mắc bệnh cũng có ác mộng, vì điều này còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đặc biệt, nó chỉ diễn ra chủ yếu trong làn sóng đầu tiên của đại dịch, còn đến nay, mọi người đang sống trong thời kỳ bình thường hóa và trải nghiệm mắc Covid 19 không còn tệ như trước, từ đó dẫn đến những căng thẳng, lo âu hay những “biến đổi mới” không còn xuất hiện nhiều.

“Do đó, cách ứng phó hay đón nhận của mọi người về dịch bệnh rất quan trọng. Đôi khi, chính việc lo lắng sẽ gặp phải ác mộng sẽ khiến mình căng thẳng hơn, ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm tăng khả năng xuất hiện của ác mộng”, vị chuyên gia tâm lý cho hay.

Thế Dân

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.