Chuyện lớn hơn cái tát

Chuyện lớn hơn cái tát

Thứ 2, 03/12/2018 | 19:57
0

Tôi không té nước theo mưa hay như có người bảo giờ đã rút chân ra khỏi vòng rồi, nói thế nào chả được. Tôi muốn bàn đến chuyện này một cách nghiêm chỉnh.

Không ít người đã lên án ngành giáo dục bằng những lời lẽ phẫn nộ. Điều ấy đúng nhưng chưa công bằng. Giáo dục không phải là một vương quốc riêng. Nếu giáo dục (cũng như văn hoá) làm được tất cả những điều tốt đẹp, chống được tham nhũng, ngăn được sự tha hoá của con người... thì những ngành khác nên nghỉ khoẻ, chỉ để lại hai ngành này thôi. Nói thế để thanh minh rằng có một ông Bộ trưởng giỏi hơn Bộ trưởng Nhạ mười lần bây giờ cũng không giải quyết được những căn bệnh trầm kha của giáo dục hiện nay. Nhưng ngành vẫn phải phấn đấu để loại trừ những cái xấu, cái ác là chuyện đương nhiên vì đó là nhiệm vụ xã hội đã giao cho ngành.

Ngành giáo dục từ lâu rồi đã nhiễm căn bệnh giả dối của xã hội. Thành tích ít, báo cáo nhiều, khuyết điểm thì che chắn, người ít năng lực nhưng giỏi thứ khác thì được cử vào các vị trí chủ chốt và phải cố có chỉ tiêu đẹp theo ý lãnh đạo địa phương, ngành nên mất thực chất. Rất nhiều phong trào được phát động, rất nhiều kết quả được báo cáo rất hay nhưng thực chất không thế. Cô giáo chỉ huy cả lớp học trò tát một trò bởi nói tục “làm mất thành tích của lớp”. Không ai phản đối chuyện giáo dục học trò, kể cả phạt, nhưng phạt kiểu ấy có nguyên nhân từ những chính sách xã hội khác như chọn người vào nghề sư phạm, cách giáo dục từ nhà trường, cách quản lý xã hội hỏng...

Sai của cô chỉ là kết quả hoặc có nguyên nhân từ nhiều sai phạm khác của ngành và ngoài ngành. Cô chỉ là một nhân tố của cơ chế ấy. Nói bằng ngôn ngữ quan toà thì cô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Có người sẽ cãi: Sao người ta không thế mà cô lại thế? Đó chỉ là cá biệt.

Cá biệt? Đúng vậy! Nhưng cá biệt này phản ánh sự xuống cấp phổ biến của nhân cách. Cô này cũng giống cô cho trò uống nước khăn lau bảng vì cho mình có quyền hành xử thế. Đó là triết lý giáo dục sai lầm. Rộng ra là cách tổ chức và quản lý xã hội còn nhiều khuyết tật.

Hai hôm nay truyền thông đưa tin nhà trường điều tra việc cô giáo cho cả lớp tát học trò nói tục theo cách cho trẻ viết phiếu trả lời để trường căn cứ vào đó mà kết luận. Xem bảng hỏi do trường nêu và báo cáo của trường gửi cấp trên (qua mạng) tôi như không tin vào điều có thật cay đắng này.

Hai văn bản ấy không chỉ thể hiện sự kém cỏi của người quản lý mà nó chứng tỏ người ta đã lệch lạc ghê gớm. Bắt trẻ em trả lời như vậy thể hiện người ta đã nghĩ sẵn và nghĩ kỹ cách làm thế nào để chứng minh chuyện ấy không có gì nghiêm trọng và chỉ là sai sót của cá nhân chứ không phải để sửa chữa lỗi lầm. Họ là những khuyết tật của một thứ văn hoá sai lầm, thứ văn hoá không vì con người, không tôn trọng con người.

“Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em là tương lai của chúng ta. Trẻ em bị giáo dục như thế, sẽ thành người lớn theo kiểu nào? “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”, nỗi lo là vì vậy. Điều đáng lo không chỉ ở cái tát mà đáng lo hơn nhiều là những người liên quan ứng xử như thế nào, các đấng bậc hoạch định chính sách vì con người nghĩ và hành động thế nào về vấn đề này? Những gì nói ra rất hay, nhưng trong tổ chức thực hiện lại không được như thế.

Các cụ dạy rồi “không biết lo cái lo xa sẽ phải đối mặt với cái khó gần” không còn là chuyện xa xôi mà là chuyện hàng ngày. Thấy mới tin, thấy mới yêu, chỉ nghe thôi mà cứ bảo phải tin, phải yêu thì còn phân vân lắm. Bởi đã quá quen với cảnh “nói dzay mà không phải dzay” rồi.

Lỗ Tấn trong một truyện ngắn kêu gọi “hãy cứu lấy trẻ em”. Ông kêu vậy là vì tương lai dân tộc ông. Tôi nhắc lại lời của một bậc đại trí liên quan đến trẻ em nhân chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ này.

PGS.TS Phạm Quang Long

Trần tình của Hiệu trưởng về việc bắt học sinh viết lời khai vụ tát bạn 231 cái

Thứ 2, 03/12/2018 | 18:47
"Ngày 24/11, khi sự việc xảy ra, công an chưa vào làm việc thì Ban Giám hiệu trường tổ chức họp và gặp gỡ 23 em để nắm thông tin và ghi rõ các câu trả lời trong phiếu trên giấy A4 chứ không phải điều tra hay hỏi cung gì”, bà Lệ Anh giải thích.

Tát học sinh 231 cái: Truy cứu tội Làm nhục người khác mới đủ sức răn đe

Thứ 5, 29/11/2018 | 16:29
Việc khởi tố đúng tội danh Làm nhục người khác sẽ có tác dụng răn đe chính xác hơn với hành vi bạo hành trẻ em của một số giáo viên ưa giáo dục bằng bạo lực.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "cảm thấy buồn" vì học sinh bị tát 231 cái

Thứ 4, 28/11/2018 | 13:00
Nhiều ngày sau khi xảy ra sự việc 1 học sinh ở Quảng Bình bị cô giáo phạt, chịu 231 cái tát, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chính thức lên tiếng về việc này.
Cùng tác giả

CĐV hô “bay lên nào - bay ra ngoài”: Nên tuyên dương, hưởng ứng

Thứ 3, 14/01/2020 | 14:54
Câu cổ vũ đáng yêu, hài hước “bay lên nào là em bay ra ngoài” được vang lên khắp các sân bóng – nơi có sự góp mặt thi đấu của các cầu thủ đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Thế nhưng, sau nhiều lần xuất hiện, chúng bỗng trở thành một câu cổ vũ được cho là phản cảm.

Xử phạt nặng lái xe uống rượu bia: Cơn “địa chấn”... muộn

Thứ 7, 04/01/2020 | 14:28
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử lý người uống rượu bia tham gia giao thông của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã tạo ra một cơn “địa chấn” đối với xã hội, đặc biệt là với dân bợm nhậu. Nhưng nó, lẽ ra phải thực hiện từ lâu rồi...

Chồng rượu bia tiếp khách: Vợ đay nghiến chỉ phản tác dụng

Thứ 4, 01/01/2020 | 18:00
Đàn ông vốn không phải là kẻ ngang ngạnh, không biết nghe lời. Quan trọng, người phụ nữ nói có “lọt” tai hay không? Nhất là trong chuyện rượu chè tiếp khách.

Những chiếc xe đưa đón học sinh hóa quan tài di động…

Thứ 7, 07/12/2019 | 07:00
Nói mê tín, năm nay có lẽ là năm vận hạn của những chiếc xe đưa đón học sinh. Nhưng nói một cách thực tế, tâm địa những người làm công việc đó không tốt, bị đưa ra ánh sáng.

Thấy gì sau vòng bảng Sea Games 30?

Thứ 6, 06/12/2019 | 14:03
Sau vòng bảng Sea Games 30, thứ chúng ta thấy được là bóng đá vẫn luôn hấp dẫn bởi sự bất ngờ. Và điều đáng bàn, là ĐT Việt Nam đã bản lĩnh vượt qua những kịch bản bất ngờ đó.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.