Chuyển sang đóng BHXH mức thấp hơn, lương hưu bị ảnh hưởng ra sao?

Chuyển sang đóng BHXH mức thấp hơn, lương hưu bị ảnh hưởng ra sao?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 4, 08/07/2020 08:30

Theo quy định, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ quyết định phần lớn lương hưu của người lao động. Câu hỏi đặt ra, khi chuyển đóng BHXH với mức thấp hơn thì lương hưu của người lao động ảnh hưởng ra sao?

Chính sách - Chuyển sang đóng BHXH mức thấp hơn, lương hưu bị ảnh hưởng ra sao?

Chuyển sang đóng BHXH mức thấp hơn, lương hưu bị ảnh hưởng ra sao? (Ảnh minh họa)

Mức lương tháng tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động.

Với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): Mức tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Mức tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Mức tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Chuyển đóng BHXH mức thấp hơn, lương hưu tính thế nào?

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương hưu hàng tháng của người lao động theo công thức:

Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Đáng chú ý, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính theo bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian.

Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Trường hợp thông thường:

+ Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/1995 - 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2001 - 31/12/2006 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2007 - 31/12/2015 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2016 - 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2020 - 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Để biết cụ thể hơn xem 2 ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: Ông A tham gia BHXH từ ngày 04/8/1994. Trong thời gian làm việc cho đến khi nghỉ hưu, ông nhiều lần thay đổi công việc khiến cho mức lương tháng đóng BHXH cũng lên xuống khác nhau.

Trong trường hợp của ông A (tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995), khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu thì chỉ tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 cuối trước khi nghỉ hưu.

- Trường hợp đóng BHXH đủ 15 năm trở lên mà làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn:

Lấy mức lương cao nhất của công việc này hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm nêu trên để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính lương hưu.

Ví dụ 2: Ông B có 15 năm làm thợ sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan (công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH), sau đó được chuyển sang làm nhân viên thiết kế thiết bị công trình với mức lương đóng BHXH thấp hơn.

Trong trường hợp của ông B, khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu thì lấy mức lương cao nhất của công việc sữa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan.

Với những quy định nêu trên, có thể thấy, chỉ người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi chuyển sang công việc có mức lương đóng BHXH thấp hơn mới được ưu tiên trong việc xác định mức lương tính lương hưu.

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.