Sau 30 năm xa cách, đến khi được gần nhau (chưa phải được ở cùng nhau) chưa đủ 5 năm thì Thiếu tướng Bùi Thanh Điếm qua đời để lại người vợ hiu hắt…
Thiếu tướng Bùi Thanh Điếm.
Nên duyên từ những đêm trăng ví đúm
Họ cùng sinh năm 1941, cùng lớn lên trên đất Dũng Phong, huyện Cao Phong mà tên cổ gọi là Mường Thàng - một trong bốn mường lớn của tỉnh Hòa Bình - nơi có sự tích dân gian “Vườn Hoa, núi Cối” nổi tiếng. Đến tuổi trưởng thành, Bùi Thanh Điếm và Bùi Thị Tương chỉ biết yêu nhau chứ không cần phải mất công tìm hiểu. Vì, ở cùng một xóm nên từ thủa chăn trâu, kiếm củi rồi những năm cắp sách tới trường…họ đều đã thấu tỏ về nhau.
Những năm 1958-1960, Bùi Thanh Điếm được bà con trong bản bầu làm Tổ trưởng tổ Đổi công. Thế là với “quyền thế” của anh Tổ trưởng, Bùi Thanh Điếm luôn sắp xếp các nhóm lao động đổi công có hộ của mình với hộ của gái bản Bùi Thị Tương. Từ đấy, cặp đôi gái bản - trai mường này càng có nhiều cơ hội gần nhau. Ngày lao động đã vậy, đêm về, Bùi Thị Tương lại cùng Bùi Thanh Điếm đốt đuốc tới các lớp “Bình dân học vụ” để mang cái chữ đến cho bà con người Mường Dũng Phong.
Rồi những đêm trăng Mường Thàng trong như ngọc, họ lại cùng gái bản, trai mường cất lên những điệu ví đúm làm sáng cả núi rừng. Vào một ngày lành, tháng tốt đầu năm 1960, khi cả đôi ngấp nghé tuổi hai mươi, đám cưới của họ được tổ chức theo phong tục Mường Thàng.
Đúng như lời chúc của bà con dân bản, cuối năm đó, họ có con trai đầu lòng đặt tên là Bùi Thanh Long. Con trai đầu lòng Bùi Thanh Long ra đời vừa tròn 2 tháng thì người bố trẻ Bùi Thanh Điếm tạm biệt quê hương, gia đình, vợ trẻ, con thơ, những ngày đổi công, những buổi bình dân học vụ, những đêm trăng rừng cùng những làm điệu ví đúm xôn xao lòng người để lên đường nhập ngũ.Ở hậu phương, Bùi Thị Tư