Sự việc được ghi lại tại Thành phố Pune, bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ.
Cụ thể, sau khi phát hiện thấy tiếng kêu đặc trưng của loài rắn trên mái nhà, một gia đình ở Pune đã gọi điện cho nhóm thợ bắt rắn.
Ngay sau đó, người đàn ông tên Kusal và đồng nghiệp đã tới hiện trường. Khi trèo lên mái nhà, họ phát hiện thấy một con rắn hổ mang trốn trong các vết nứt. Để bắt được con rắn độc, họ phải phá bỏ một phần mái nhà.
Khoảng 1 tiếng sau, Kusal và đồng nghiệp đã khuất phục được con rắn hổ mang và thả nó ở khu vực cách xa khu dân cư.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới với kích thước lên tới 5,4 mét. Nó có thể phát hiện một người đang di chuyển từ cách xa gần 100 mét, theo Viện Smithsonian.
Loài này được đánh giá nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, dù chúng thường không chủ động tấn công con người.
Rắn hổ mang chúa có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Chúng tiết ra chất độc được chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi tấn công con mồi.
Một vết cắn có thể không chứa nọc độc, nhưng rắn hổ mang có khả năng cắn nhiều lần để phun ra lượng nọc độc lớn. Rắn hổ mang giết chết nhiều người vì nó hoạt động cả ngày lẫn đêm. Chúng thường xuất hiện ở khu vực đông dân cư.
Nếu có dấu hiệu trúng nọc độc sau khi bị rắn cắn, bạn nên lập tức sử dụng huyết thanh kháng nọc độc để tránh bị tử vong trong chưa đầy một giờ.
Hải Vân (T/h)