Cây hẹ nước được ví như "lộc trời cho" thường xuất hiện vào mùa nước nổi.
Hẹ nước không chỉ mọc ở ruộng nước, mà còn ở các kênh mương, đầm nước vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, trong đó nhiều nhất ở các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...
Khác với hẹ cạn, hẹ nước là loài rau dân dã tự nhiên mọc nhiều vào mùa nước lũ, từ tháng 7 đến tháng 8.
Nơi nào nước sâu, chảy mạnh và nhiều thì lá hẹ nước có màu xanh đậm và to bản hơn, giòn và thơm hơn.
Khi nước rút, hẹ già và chết đi, hạt hẹ rơi xuống, rồi chờ mùa nước nổi năm sau, cứ như vậy hẹ nước tồn tại năm nay qua năm khác.
Trước đây, khi thấy hẹ nước nhiều quá, người dân còn tìm cách diệt bớt vì sợ hẹ nước lấn át lúa
Ngoài ăn sống, hẹ nước có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, xào riêng hoặc chung với các loại rau khác hay dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu.
Thứ rau dại này giờ này đã trở thành đặc sản, có mặt ở nhiều tỉnh thành, được các nhà hàng, quán ăn tìm mua.
Theo khảo sát, hẹ nước tươi có giá khoảng 120.000-150.000 đồng/kg
Chục năm nay, nhiều người miền Tây trồng hẹ nước để bán cho thương lái và các nhà hàng. Hẹ nước sau khi thu hoạch sẽ để ráo nước, tước bỏ nhánh hẹ bị dập nát sát phần gốc, để lộ những lá hẹ xanh mướt mắt rồi túm thành từng chùm từ 0,5-1kg
Chi Phan (Tổng hợp)