Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Phạm Thị Phương Quế

Phạm Thị Phương Quế

Thứ 7, 16/12/2017 13:15

Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bạn đọc hỏi:

Tôi hiện đang làm công nhân cho một nhà máy. Vì mới mang thai được 2 tháng, lại ốm nghén nên tôi rất mệt mỏi. Tôi đã làm đơn xin giảm thời gian làm việc với công ty. Những công việc nặng nhọc tôi không đảm đương được như trước. Tuy nhiên, phía công ty lại đơn phương hủy hợp đồng với tôi, lý do đưa ra là do tôi mang thai, nghỉ nhiều nên không hoàn thành công việc. Tôi xin hỏi công ty làm như vậy có đúng luật hay không?

Góc nhìn luật gia - Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Việc mang thai không phải là căn cứ để người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng.

Trả lời: 

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong một số trường hợp nhất định. Đồng thời cũng quy định một số trường hợp, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Cụ thể:

- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 38 của Bộ luật này.

- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Khi người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì sẽ có trách nhiệm phải bồi thường cho người lao động:

– Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc, cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương.

– Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường nói trên, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc.

– Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và tiền trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương để chấm dứt hợp đồng lao động.

– Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

– Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Như vậy, việc lao động nữ mang thai không phải là căn cứ để người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, người lao động có thể yêu cầu trực tiếp người sử dụng lao động, hoặc thông qua hòa giải của hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.