Có hay không chuyện say rượu rồi đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn 144.000 tỷ đồng?

Có hay không chuyện say rượu rồi đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn 144.000 tỷ đồng?

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 7, 29/02/2020 06:30

Sau khi sự việc "siêu doanh nghiệp" tại Hoài Đức (Hà Nội) đăng ký vốn điều lệ lên tới 144.000 tỷ đồng gây xôn xao dư luận, cán bộ của sở KH-ĐT Hà Nội đã gọi điện cho người đại diện pháp luật để xác minh nhưng người này khẳng định sẽ góp đủ vốn. Chỉ 1 ngày sau, 3 cổ đông đã đi huỷ hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Như đã đưa tin, mới đây giới kinh doanh được một phen xôn xao khi xuất hiện một doanh nghiệp tại Hoài Đức (Hà Nội) đăng ký vốn điều lệ lên tới 144.000 tỷ đồng (tương đương 6,3 tỷ USD), tức hơn cả 4 ngân hàng hàng đầu Việt Nam cộng lại.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết hồ sơ, cán bộ thụ lý hồ sơ của Phòng Đăng ký kinh doanh (sở KH-ĐT Hà Nội) là ông Lê Đình Thuyên nhận thấy, vốn điều lệ có dấu hiệu bất thường của doanh nghiệp này nên đã chủ động gọi điện trực tiếp cho ông Trần Gia Phong là người đại diện theo pháp luật để xác định việc kê khai vốn điều lệ vào ngày 16/01/2020. Tại thời điểm đó, ông Trần Gia Phong khẳng định mình kê khai đúng và cam kết góp đủ.

Ngày 26/2, cán bộ thụ lý hồ sơ tiếp tục gọi cho ông Trần Gia Phong - cổ đông sáng lập đăng ký góp 30% cổ phần, tương đương 43.200 tỷ đồng - thì người này vẫn khẳng định mình kê khai đúng và cam kết góp đủ vốn.

Xem thêm >>> Bất ngờ trụ sở doanh nghiệp có vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng

Tài chính - Ngân hàng - Có hay không chuyện say rượu rồi đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn 144.000 tỷ đồng?

CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco) đăng ký kinh doanh tại số 10, ngõ 234 đường thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội).

Thời gian gần đây có thông tin một trong ba cổ đông đăng ký thành lập công ty cho biết, người đi đăng ký say rượu nên viết nhầm số và ngày 27/2, ba người này đã đi hủy hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Về thông tin này, ông Trần Hà Thanh, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đăng ký kinh doanh cho rằng, đây chỉ là thông tin trên các trang tin, mạng xã hội, Phòng Đăng ký kinh doanh chưa nhận được thông tin văn bản chính thức về việc này.

Đồng thời, ông Trần Hà Thanh nói thêm, trong hồ sơ đó các cổ đông sáng lập đều cam kết là thời gian góp đủ vốn điều lệ là vào ngày 6/4/2020.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp.

Đáng chú ý, ngay sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh đã đưa công ty này vào diện giám sát. Đến ngày 6/4/2020, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện kiểm tra việc góp vốn của CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco).

"Trong trường hợp, các cổ đông sáng lập không góp đủ vốn theo như đã cam kết, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ chuyển sang cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tiến hành việc xử phạt doanh nghiệp về hành vi kê khai không chính xác và buộc doanh nghiệp này phải kê khai lại vốn điều lệ theo đúng số vốn thực góp của các cổ đông sáng lập", ông Trần Hà Thanh nhấn mạnh. 

Tài chính - Ngân hàng - Có hay không chuyện say rượu rồi đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn 144.000 tỷ đồng? (Hình 2).

Căn nhà sơn màu xanh là của bà Kim Thị Phương, 1 trong số 3 cổ đông lớn của doanh nghiệp.

Trong diễn biến liên quan, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, ngày 25/2, Phòng Đăng ký kinh doanh cũng đã gửi văn bản số 67/CV-ĐKKD đến Công an thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức, UBND huyện Đan Phượng để phối hợp quản lý doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì "vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần".

Như vậy, theo ông Cảnh dẫn thì có thể hiểu rằng vốn điều lệ là số vốn góp do các thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp danh), cổ đông (công ty cổ phần) góp hoặc cam kết góp và được ghi vào điều lệ công ty. 

Phần vốn góp của từng người được ghi rõ trong điều lệ nhằm xác định phạm vi trách nhiệm của cổ đông, thành viên góp vốn chỉ chịu giới hạn trên phần vốn mà họ góp. Họ góp bao nhiêu thì trách nhiệm, quyền lợi được khoanh vùng đến đó. 

Nghị định 50/2016/NĐ-CP (khoản 3,5 điều 28) của Chính phủ quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng nếu không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày và buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ cho đúng với việc góp vốn thực tế.

Bất ngờ với trụ sở doanh nghiệp có vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng, lớn bậc nhất Việt Nam

Hiếu Nguyễn 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.