Có NATO như "hổ thêm cánh": Thổ Nhĩ Kỳ "tự bắn vào chân mình" khi bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để khắc chế Nga ở Idlib?

Có NATO như "hổ thêm cánh": Thổ Nhĩ Kỳ "tự bắn vào chân mình" khi bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để khắc chế Nga ở Idlib?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 13/03/2020 09:00

Nếu thay đổi quan hệ với NATO, điều này sẽ mang lại cho Tổng thống Erdogan đòn bẩy cần thiết trong các cuộc đàm phán về vấn đề Syria với người đồng cấp Putin trong tương lai gần.

Tiêu điểm - Có NATO như 'hổ thêm cánh': Thổ Nhĩ Kỳ 'tự bắn vào chân mình' khi bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để khắc chế Nga ở Idlib?

Sự chia rẽ của NATO cũng khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ thiếu đi đòn bẩy ở Idlib.

Cơ hội cho NATO

Năm ngoái, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cay đắng thừa nhận rằng NATO giờ đây giống như một liên minh “chết não”, ông không có ý định chê bai tổ chức mà Paris là một trong những quốc gia chủ chốt.

Nhà lãnh đạo Pháp chỉ đơn thuần rút ra kết luận của riêng mình sau khi quan sát nội tại u tối của liên minh trong những năm gần đây. Nhưng có lẽ kết luận đó khá đúng trên thực tế.

Với những chính sách khó lường từ chính quyền Donald Trump, đe dọa nguyên tắc phòng thủ tập thể, cùng với sự hoài nghi sâu sắc của Nhà Trắng đối với chủ nghĩa đa phương – chưa bao giờ kể từ sau Thế chiến II – các đồng minh NATO lại cảm thấy đơn độc và không thể trông chờ vào sự bảo vệ của Mỹ đến như thế.

Nhưng Mỹ không phải là thành viên duy nhất đang làm xói mòn NATO từ bên trong. Một quốc gia khác cũng đã nhiều lần bị chỉ trích là gây tổn hại cho sự đoàn kết của liên minh ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, khi có lập trường địa chính trị gây chia rẽ - đó là Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Từ việc mua vũ khí cao cấp của Nga cho đến vun đắp quan hệ thân thiết với Tổng thống Vladimir Putin, sườn cực Đông của NATO đã đặt ra một số câu hỏi về tính toàn vẹn của liên minh.

Hiện tại, NATO đang đối mặt với bài toán mới ở Idlib. Idlib là thành trì cuối cùng của phiến quân Syria chống lại chính quyền của Tổng thống Assad. Đây cũng là nơi ẩn náu cuối cùng cho những người tị nạn chạy trốn khỏi các cuộc chiến.

Chính quyền Damascus và các đồng minh Nga, Iran đã đẩy mạnh cuộc tiến công vào Idlib kể từ tháng 12 năm ngoái trong nỗ lực kết thúc cuộc chiến kéo dài 9 năm ở Syria.

Một cuộc tấn công như vậy sẽ mang đến cho Thổ Nhĩ Kỳ một làn sóng tị nạn khổng lồ lên đến 3 triệu người – một viễn cảnh được coi là thảm họa đối với Ankara.

Cuộc tấn công của liên quân Nga-Syria vào Idlib cũng đã mở ra nguy cơ một cuộc xung đột trực tiếp giữa một thành viên NATO và Nga.

Điều này càng trở nên rõ rệt hơn trong hai tuần qua, khi có hàng chục binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công do lực lượng Chính phủ Syria phát động, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng liên tục trả đũa mạnh mẽ bằng cách phá hủy một số lượng đáng kể tài sản quân sự của lực lượng Damascus.

Tuy nhiên, trong một động thái tự lượng sức và không muốn làm mất lòng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã tránh nhắc đến vai trò của Nga trong các cuộc tấn công gây thương vong ở Idlib, tập trung hoàn toàn vào việc đánh vào các mục tiêu của quân Chính phủ để trả đũa.

Điều này cũng đã được thể hiện trong cuộc họp tuần trước giữa hai nhà lãnh đạo Erdogan và Putin ở Moscow, nơi hai người đã có cuộc họp kéo dài sáu giờ, sau đó tuyên bố ngừng bắn ở Idlib.

Thách thức Nga

Tiêu điểm - Có NATO như 'hổ thêm cánh': Thổ Nhĩ Kỳ 'tự bắn vào chân mình' khi bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để khắc chế Nga ở Idlib? (Hình 2).

Nga vẫn đang chiếm ưu thế ở Idlib.

Rõ ràng, không có đòn bẩy NATO ở Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa phải chịu lùi bước trước Nga.

Vào năm 2015, khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở Syria, phía Moscow đã hoàn toàn không thực hiện bất kỳ hành động cứng rắn nào vì muốn tránh đối đầu trực tiếp với quân đội NATO - đặc biệt là ở các khu vực mà liên minh có thể kích hoạt điều khoản phòng thủ tập thể.

Đó là thời điểm mà NATO và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn trong kỳ “trăng mật”. Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã không còn tốt đẹp như xưa.

Chính vì vậy, giới phân tích cho rằng, lợi ích tốt nhất cho cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn NATO lúc này là cả hai cùng đồng lòng để giải quyết bế tắc xung đột ở Idlib thay vì chia rẽ như trước đây.

Theo chuyên gia Azeem Ibrahim từ Viện Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Quân sự Mỹ, với sự giúp sức của NATO, Ankara có thể bảo đảm giữ an toàn cho Idlib khỏi các cuộc tấn công tiếp theo của quân Chính phủ, đồng thời đưa cuộc khủng hoảng Syria vào một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện cho phép các nhóm phiến quân tiếp tục hiện diện ở Idlib, được bảo vệ bởi Thổ Nhĩ Kỳ và NATO.

NATO hiện mới đảm bảo sự hỗ trợ và hậu thuẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ trong các khu vực biên giới, nhưng chưa cam kết hỗ trợ Ankara trong việc thiết lập một khu vực an toàn ở Idlib.

Nếu thay đổi điều này, nó sẽ mang lại cho Tổng thống Erdogan đòn bẩy cần thiết trong các cuộc đàm phán kết thúc cuộc chiến với người đồng cấp Putin trong tương lai gần.

Sau tất cả những mâu thuẫn, sự không hài lòng về NATO trong những năm qua, Tổng thống Erdogan giờ đây cần NATO để hoàn thành mục đích của mình. Ngược lại, NATO cũng cần Thổ Nhĩ Kỳ để thành công ở Idlib, nhằm tránh nguy cơ một làn sóng tị nạn mới đổ về châu Âu.

Đây là một cơ hội tốt để đổi mới các cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ và NATO. Câu hỏi đặt ra là cả hai có chịu nắm bắt thời cơ để bắt tay nhau hay sẽ một lần nữa để lại chiến thắng vào tay Nga.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.