Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh, chứng khoán vẫn giảm điểm

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 4, 10/08/2022 16:12

Thông tin Tp.HCM dự kiến tái đấu giá 4 lô đất tại Thủ Thiêm bị bỏ cọc giúp cổ phiếu bất động sản "dậy sóng" song không đủ để tạo lực kéo cho thị trường.

Sau phiên tăng điểm ngày 9/8, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 10/8 trong sắc đỏ trước việc nhiều cổ phiếu lớn giảm giá. Thị trường giằng co trong biên độ hẹp với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn.

Một số mã vốn hóa lớn giảm giá tác động xấu đến chỉ số là GAS, SAB, GVR, VJC, PLX, TCB... Chiều ngược lại, các cổ phiếu như VHM, VCB, MWG, VNM, NVL... tăng giá và giúp chỉ số không giảm sâu. Dù vậy, VN-Index nhanh chóng đánh mất tham chiếu.

Dù phiên sáng chủ yếu chỉ số chính ở dưới tham chiếu song vẫn ghi nhận đà bứt phá từ nhóm cổ phiếu bất động sản. ​​Hàng loạt mã thuộc nhóm này như CII, DXG, L14, AGG... tăng với biên độ lớn. Thông tin Tp.HCM dự kiến tái đấu giá 4 lô đất tại Thủ Thiêm bị bỏ cọc có thể là nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu này "dậy sóng".

Nhóm bất động sản là trụ đỡ khiến chỉ số không bị rơi quá sâu. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,13 điểm xuống 1.257,72 điểm. Số mã giảm giá vẫn áp đảo số mã tăng.

Phiên chiều khi mở cửa cũng không giao dịch khả quan hơn. Tiêu điểm dòng tiền phiên chiều vẫn tập trung vào nhóm bất động sản, bất động sản khu công nghiệp, xây dựng và vật liệu xây dựng, dầu khí... Đây là nhóm tăng điểm giữ nhịp cho thị trường. Ngược lại, các mã thuộc nhóm thép, ngân hàng... lại giảm mạnh kìm chỉ số.

Tài chính - Ngân hàng - Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh, chứng khoán vẫn giảm điểm

Chứng khoán giảm hơn 2 điểm. (Ảnh: FireAnt)

Thị trường có lúc phục hồi và về mức tham chiếu song tâm lý e ngại của nhà đầu tư không đủ giúp chứng khoán duy trì sắc xanh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/8, VN-Index giảm 2,35 điểm, tương ứng 0,19% xuống 1.256,5 điểm. Toàn sàn có 210 mã tăng, 246 mã giảm và 77 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,13 điểm, tương ứng 0,71% lên 303,54 điểm. Toàn sàn có 94 mã tăng, 89 mã giảm và 64 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,25 điểm, tương ứng 0,27% lên 93,11 điểm.

Nhiều mã trong nhóm bất động sản nằm trong top các cổ phiếu tác động tích cực đến thị trường như BCM, VHM, DIG, DXG... Các mã khác dù không nằm trong nhóm này song biên độ tăng vẫn tích cực. NVT, NBB, DXS... tăng hết biên độ. HVN của Vietnam Airlines cũng tăng 3,13% và tác động tích cực đến chỉ số.

Trong các mã tác động tích cực nhất đến chỉ số chung, có thể kể đến MSN của Masan hay VNM của Vinamilk. Tại nhóm dầu khí, sắc xanh cũng lan tỏa khắp các cổ phiếu, có thể kể đến một số cái tên là OIL, PTV, PVB, PVC, PVD, PVE, PVS, TOS...

Tại nhóm đầu cơ, cổ phiếu "họ FLC" cũng giao dịch khởi sắc. Tất cả các mã thuộc nhóm này như FLC, AMD, HAI... đều tăng điểm. Thậm chí mã ROS cũng có thêm 4,84% sau khi công ty trình phương án "cứu" cổ phiếu khỏi án đình chỉ giao dịch. Những mã CEO, LDG, HQC... vốn có yếu tố đầu cơ cao kết phiên cũng vượt tham chiếu. Hay đặc biệt, PTL của Công ty Cổ phần Victory Capital sau chuỗi 5 phiên tăng trần từ ngày 3-9/8 đã dứt chuỗi tăng hết biên độ do bị điều chỉnh. Song kết phiên mã này vẫn có thêm 2,3%.

Tài chính - Ngân hàng - Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh, chứng khoán vẫn giảm điểm (Hình 2).

Những cổ phiếu tác động mạnh nhất tới phiên giao dịch ngày 10/8. (Ảnh: FireAnt)

Chiều ngược lại, GAS và VJC là 2 mã tác động xấu đến chỉ số. Đặc biệt, nhiều mã thuộc nhóm ngân hàng cũng bị phủ bóng sắc đỏ. Các mã tác động tiêu cực nhất đến thị trường là TCB, BID, CTG, VCB... song sắc đỏ còn lan ra nhiều mã hơn, có thể kể đến một số cái tên như ACB, EIB, HDB, LPB, MBB, MSB, TPB, VPB, VIB... Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.261 tỷ đồng, giảm 8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 11% và ở mức 12.692 tỷ đồng. Giá trị giao dịch ở nhóm VN30 giảm mạnh xuống còn hơn 4.400 tỷ đồng với 132 triệu mã được sang tay trong phiên.

Khối ngoại sau 3 phiên bán ròng liên tiếp đã quay lại giải ngân 622 tỷ đồng nhưng bán ra 572 tỷ đồng. Nhìn chung hôm nay không phải ngày giao dịch tích cực của khối ngoại. Tính chung, khối ngoại mua ròng vỏn vẹn 50 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUESSVFL được mua mạnh nhất song giá trị cũng chỉ đạt 34 tỷ đồng, FUEVFVND được mua 26 tỷ đồng, HDB được mua 26 tỷ đồng… Một số mã bị bán là VNM 13,6 tỷ đồng, DPM 11,1 tỷ đồng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.