Cổ phiếu ngân hàng, thủy sản bị bán mạnh, VN-Index mất 16 điểm

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 2, 11/07/2022 16:07

Chứng khoán phiên đầu tuần diễn biến tiêu cực. VIC thời điểm đầu phiên bị bán mà sát giá sàn song bất ngờ đảo chiều, phục hồi về tham chiếu.

Phiên giao dịch ngày 11/7, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá ngay từ đầu phiên khiến các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu.

Bộ ba cổ phiếu "họ Vingroup" là VHM, VIC và VRE đều giảm sâu, có thời điểm tiến gần sát giá sàn và là các mã tác động tiêu cực nhất đến sàn chứng khoán. Một số mã vốn hóa lớn khác trong nhóm VN30 là MSN, TCB, VCB, VPB... cũng phủ bóng sắc đỏ. Cổ phiếu ngành chứng khoán có một số mã biến động tích cực song biên độ tăng không lớn đủ để cân bằng lại thị trường. Chứng khoán giao dịch dưới tham chiếu hết cả phiên sáng.

Cụ thể, thời điểm tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 9,04 điểm xuống 1.162,27 điểm. Hầu hết các nhóm cổ phiếu đều bị bán mạnh, không có nhóm nào đóng vai trò dẫn dắt thị trường và dòng tiền bắt đáy cũng không xuất hiện.

Đến phiên giao dịch chiều, thị trường cũng không hề khả quan hơn. Các chỉ số vẫn ở dưới mốc tham chiếu. Áp lực bán mạnh khiến thị trường có thời điểm mất tới gần 20 điểm. Độ rộng vẫn tiếp tục nghiêng về bên bán với hàng loạt nhóm ngành như ngân hàng, thép, thực phẩm… bị xả hàng.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/7, VN-Index giảm 16,02 điểm, tương ứng 1,37% xuống 1.155,29 điểm. Toàn sàn có 131 mã tăng, 319 mã giảm và 65 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,87 điểm, tương ứng 0,31% xuống 276,93 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 116 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,71 điểm, tương ứng 0,82% xuống 86,25 điểm.

Tài chính - Ngân hàng - Cổ phiếu ngân hàng, thủy sản bị bán mạnh, VN-Index mất 16 điểm

Cổ phiếu VIC bị bán mạnh đầu phiên song kết phiên lại đảo chiều, phục hồi về tham chiếu. (Ảnh: FireAnt)

Cổ phiếu ngân hàng là nhóm tác động tiêu cực nhất đến thị trường. Trong top những mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường chiếm phần đông là cổ phiếu nhóm ngân hàng. VCB giảm 2,7% và là mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường với vỏn vẹn 660.000 cổ phiếu được sang tay. Theo sau là TCB, VPB, BID, MBB, VIB… Tại nhóm ngân hàng, chỉ có OCB, SGB tăng điểm còn lại đều giảm giá.

MSN cũng là mã khiến thị trường bị ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, MSN giảm 2,29% xuống 102.500 đồng/cổ phiếu. Hay HPG của Hòa Phát cũng biến động xấu khi giảm 1,79%. HPG cũng chỉ có hơn 12 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên. Tại nhóm thép, NKG giảm 1,05%, TLH giảm 2,07%, HSG giảm 2,2%...

Nhóm cổ phiếu FLC sau thời gian "tạo sóng" trên sàn chứng khoán đã quay đầu giảm sàn. Mã này bị đưa vào diện cảnh báo do không tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Tổng Giám đốc Bùi Hải Huyền cho biết báo cáo tài chính hằng năm là một trong những nội dung thảo luận và thuộc thẩm quyền phê duyệt của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, công ty chưa tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp.

Doanh nghiệp này hứa hẹn ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu họp trình đại hội đồng cổ đông xem xét sẽ tiến hành triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 trong thời gian sớm nhất.

Một mã cùng hệ sinh thái FLC là ROS cũng giảm kịch sàn, hay ART, ADM, KLF cũng giao dịch đỏ lửa.

Tài chính - Ngân hàng - Cổ phiếu ngân hàng, thủy sản bị bán mạnh, VN-Index mất 16 điểm (Hình 2).

Cổ phiếu ngân hàng phủ bóng sắc đỏ. (Ảnh: SSI)

Nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng diễn biến xấu. FRT giảm 5,8%, MWG giảm 0,77%, PNJ giảm 0,43% hay DGW thậm chí còn giảm sàn.

Cổ phiếu thuỷ sản cũng nằm trong nhóm diễn biến xấu. ANV giảm sàn, VHC giảm 6,71%, SRF giảm 4,9%... Hay cổ phiếu điện, năng lượng, phân bón cũng không ghi nhận khả qua khi BCG, REE, DCM, SVI… bị phủ bóng sắc đỏ.

Cổ phiếu VIC trong phiên sáng có thời điểm giảm sát sàn trong kết phiên đã phụ hồi về tham chiếu, tương ứng 70.000 đồng/cổ phiếu, VRE vẫn giảm 3,7%, VHM giảm mạnh phiên sáng song phục hồi chỉ còn giảm 0,8%.

Ngược lại với những mã "lao dốc", HAG của Hoàng Anh Gia Lai tím trần. Sắc tím cũng ghi nhận tại DBC, JVC…

Một số mã đầu cơ cũng tăng tích cực như TGG của Louis Capital tăng 5,02%, NBB tăng 4,7%, APH tăng 4,5%. Một số mã thuộc nhóm bất động sản, xây dựng góp mặt trong danh sách tác động tích cực nhất tới thị trường như KDB, DIG, GEX, VGC…

Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.755 tỷ đồng, tăng 8%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 8,6% lên 10.148 tỷ đồng. Nhóm VN30 sang tay gần 4.400 tỷ đồng trong ngày 11/7.

Khối ngoại có phiên giao dịch đầu tuần không mấy khởi sắc. Khối này giải ngân 948 tỷ đồng nhưng lại bán ra khoảng 688 tỷ đồng. Tính chung, khối ngoại mua ròng 5,7 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 11/7. VNM là mã được mua ròng mạnh nhất trong trị giá cũng chỉ đạt khoảng 53,7 tỷ đồng, GMD được mua 26 tỷ đồng, PNJ được mua ròng gần 24 tỷ đồng… Ngược lại, một số mã bị bán mạnh là SSI 46,7 tỷ đồng, DPM 41,9 tỷ đồng, NVD khoảng 24 tỷ đồng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.