Tại Điều 586, Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì:
+ Còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
+ Gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì:
+ Dùng tài sản của mình để bồi thường
+ Nếu không đủ thì bố mẹ phải bồi thường số còn lại
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại thì:
+ Người giám hộ được lấy tài sản của các đối tượng trên để bồi thường
+ Phải lấy tài sản của người giám hộ ra bồi thường
+ Gây thiệt hại trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra
Nếu chứng minh được không phải lỗi trong việc giám hộ, việc quản lý thì những cá nhân, tổ chức này không phải bồi thường.
Theo quy định trên, nếu con trên 18 tuổi phạm tội trộm cắp thì người này phải tự dùng tài sản của mình để bồi thường.
Bố mẹ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
- Con chưa đủ 15 tuổi trộm cắp
- Nếu con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội mà sau khi dùng tài sản riêng của mình bồi thường nhưng vẫn không đủ thì bố mẹ phải bồi thường phần còn thiếu
Bên cạnh đó, Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi con chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường.
Do vậy, căn cứ vào độ tuổi, năng lực hành vi dân sự và cá nhân, tổ chức quản lý trực tiếp người gây thiệt hại để xác định ai là người phải bồi thường.
Hoàng Mai