Chiều 18/12, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên bị cáo Võ Văn Minh mức án 7 năm tù vì tội Cưỡng đoạt tài sản, trong vụ án 'chai Number One có ruồi'.
Trong phần bào chữa của mình, luật sư bảo vệ cho bị cáo Võ Văn Minh giữ nguyên quan điểm khẳng định hành vi của Võ Văn Minh là không sai và đề nghị hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội.
Bản thân bị cáo Minh cũng cho rằng mình chỉ đơn thuần là bán lại trai nước có ruồi cho doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp khi mua trai nước có ruồi của anh là mua “sự im lặng” nhằm đảm bảo chính uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Bị cáo Võ Văn Minh cho rằng mình chỉ bán trai nước có ruồi (ảnh Zing.vn)
Chính doanh nghiệp Number one 1- Tân Hiệp Phát cũng thừa nhận vì lo sợ vụ việc bị phát tán, bị loan tin ra bên ngoài nên mới có động thái “vờ” chấp nhận phương án 500 triệu. Để rồi khi anh Minh nhận tiền thì công an ập đến bắt giữ.
Cho đến tận khi anh Minh bị tuyên phạt 7 năm tù giam cho hành vi cưỡng đoạt tài sản thì nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn về thỏa việc thỏa thuận, mua bán “sự im lặng” có được coi là hợp pháp? Và trong trường hợp nào thì hợp pháp, trường hợp nào là trái luật.
Dĩ nhiên, nhiều người sẽ lý luận theo kiểu không nên vì lợi ích cá nhân mà bỏ rơi quyền lợi chung của cộng đồng. Anh Minh chỉ vì lợi của bản thân, vì tham lam mà không làm um vụ việc lên. Nhưng xét cho cùng việc đó cũng không có gì là khó hiểu nếu như coi chai nước có ruồi mà anh Minh đang giữ như là một “bí mật” của doanh nghiệp mà anh Minh muốn bán lại.
Trên thế giới cũng không ít trường hợp người tiêu dùng thỏa thuận với doanh nghiệp, nhà sản xuất về các sản phẩm mắc lỗi. Và doanh nghiệp để bảo vệ uy tín của mình đã chấp nhận bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để mua sự im lặng của khách hàng. Xét ở góc độ nào đó, thỏa thuận đó cần được