Sửa luật để khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế

Sửa luật để khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 24/01/2022 | 11:48
0
Với cơ chế mới, việc thi hành án dân sự được kỳ vọng sẽ đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là quá trình thu hồi tài sản trong những vụ án tham nhũng, kinh tế.

Một luật sửa nhiều luật là “kỹ thuật phức tạp

Sáng 21/1, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố luật đã được Quốc hội khóa XV, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất thông qua.

Trước đó, tại ngày 11/1/2022, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Phan Chí Hiếu - đại diện cho cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, mục tiêu của việc xây dựng, ban hành Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung những vấn đề cấp bách, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm, có sự đồng thuận cao để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; tăng cường phân quyền đồng thời bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ nguồn lực của đất nước.

Trả lời báo chí về nội dung liên quan cơ sở pháp lý cũng như việc đánh giá tác động các chính sách được, thông qua tại dự án luật khi đây là lần đầu tiên có dự án luật sửa đổi 9 luật với các vấn đề hoàn toàn khác nhau, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cho biết, việc một luật sửa nhiều luật đã được quy định tại luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

“Theo quy định của luật thì kỹ thuật này áp dụng cho một số tình huống cấp bách, đã được nhận thức rõ, đánh giá tác động kỹ lưỡng và các vấn đề nằm trong các lĩnh vực có quan hệ xã hội gần nhau”, ông Hiếu cho hay.

Tiêu điểm - Sửa luật để khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Phan Chí Hiếu trả lời nội dung tại buổi họp báo.

Theo ông, với tính chất này, việc một luật thông qua nhiều luật cần được hạn chế tối đa vì đây là “kỹ thuật phức tạp chứ không đơn giản”. Ông cũng cho biết, sau khi luật sửa đổi 9 luật được công bố, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan liên quan sẽ tiến hành hợp nhất các văn bản luật theo quy định để người dân có thể tra cứu.

Đối với việc đánh giá tác động các chính sách được đề xuất sửa đổi trong dự án luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, đây đều là những vấn đề bất cập lớn, đã được phát hiện nhận thức rõ, “không thể không sửa để khắc phục các vướng mắc, chồng chéo”.

Theo đó, mặc dù được thông qua tại kỳ họp bất thường vừa qua nhưng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành đánh giá tổng kết thực tiễn, phát hiện các vướng mắc từ sớm và trình Quốc hội từ tháng 6/2021.

“Các chính sách lớn đều được các bộ, ngành xây dựng báo cáo tác động và báo cáo Chính phủ. Bộ Tư pháp cũng đã thẩm định chi tiết, các chính sách cũng được tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu tác động khá cụ thể”, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu thông tin.

Khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng

Luật thi hành án dân sự là 1 trong 9 luật được sửa đổi bổ sung lần này. Những điểm sửa đổi của luật Thi hành án dân sự là cho phép mở rộng cơ chế ủy thác xử lý tài sản cùng lúc trên nhiều địa phương khi các tài sản bị kê biên, phong tỏa trong vụ án ở nhiều địa phương khác nhau.

Trả lời báo chí về nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà cho biết, cơ chế này được kỳ vọng sẽ khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng thời gian vừa qua.

Tiêu điểm - Sửa luật để khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế (Hình 2).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà.

Theo ông Hà, dù thời gian gần đây có tiến bộ hơn, song việc thu hồi tài sản tham nhũng có tỉ lệ rất thấp, trung bình chỉ đạt 10%. Một trong những điểm nghẽn là do cơ chế ủy thác xử lý tài sản trong luật Thi hành án dân sự hiện nay bắt buộc phải thực hiện thi hành án xong tại một địa phương mới được phép ủy thác cho địa phương khác.

“Chẳng hạn một vụ việc mất khoảng 6 tháng để xử lý thì theo cơ chế cũ, một vụ án với 5 vụ việc phải xử lý tài sản sẽ kéo dài 3 năm. Luật sửa đổi lần này bổ sung cơ chế mới cho phép đồng thời xử lý tài sản tại cả 5 địa phương. Như vậy, sẽ xử lý nhanh và triệt để hơn, khắc phục điểm nghẽn trong thời gian qua”, ông Hà phân tích.

Bổ sung ý kiến, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cũng cho biết, trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tài sản thường nằm ở nhiều địa phương khác nhau. Do đó, quy định ủy thác thi hành án từng phần dẫn đến khó khăn trong thực hiện.

“Quy định cũ buộc phải chờ địa phương này xong thì mới được ủy thác thi hành án ở địa phương kia. Thời gian chờ đợi đó cũng kẽ hở dẫn đến thất thoát tài sản. Thực tế thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua rất thấp”, ông Hiếu nói và cho biết, với cơ chế mới Chính phủ kỳ vọng thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là thu hồi tài sản trong vụ án tham nhũng, kinh tế.

Sửa một số điều của 9 luật, Quốc hội gỡ vướng cho đầu tư, kinh doanh

Thứ 3, 11/01/2022 | 17:47
436/466 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành “một luật sửa nhiều luật” nhằm tháo gỡ nút thắt, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Đề xuất thêm phương án thí điểm quy định chuyển đổi sử dụng đất

Thứ 2, 10/01/2022 | 13:45
Chuyển đổi đất đai là vấn đề khó, nếu không xử lý thì sẽ ách tắc, không khơi thông được nguồn lực, nhưng nếu làm không chặt chẽ, thận trọng thì sẽ gây hậu quả.

Nếu không đấu giá đất Thủ Thiêm, Nhà nước thất thu, lợi cho chủ dự án

Thứ 2, 10/01/2022 | 13:15
Theo ông Ngô Trung Thành , đất Thủ Thiêm không đấu giá mà chuyển đổi thông thường, ngân sách Nhà nước chỉ thu được 1.000 tỷ đồng - chưa bằng số lẻ bán đấu giá.

Chuyên gia đưa nhiều vấn đề “nóng” khi bàn về Luật Dầu khí (sửa đổi)

Thứ 2, 10/01/2022 | 07:00
Nếu sửa đổi Luật Dầu khí đạt được những mong muốn đề ra sẽ đóng góp thêm cho ngân sách Nhà nước, đóng góp vào an sinh xã hội, an ninh năng lượng Quốc gia...
Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Đạm Hà Bắc tiếp tục được xoá hơn 140 tỷ đồng lãi vay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:39
Nhờ được xóa nợ lãi tính trên lãi chậm trả từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đạm Hà Bắc tiếp tục báo lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng trong quý I/2024.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Phó Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo cung, cầu giá vàng hợp lý

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:57
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
Cùng chuyên mục

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.
     
Nổi bật trong ngày

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.