Công nhân cần

Công nhân cần "lương đủ sống"!

Thứ 5, 25/07/2019 | 14:05
1
Lương đủ sống – “là một mức lương để dựa vào đó mà sống, đảm bảo mức sống chấp nhận được”, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra định nghĩa.

Năm 2017, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất tăng lương tối thiểu bình quân 7,3%; năm 2018 tăng bình quân là 6,5%, năm 2019 tăng bình quân 5,3%, con số này vào năm 2020 là 5,5%. Các mức tăng được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Nhưng trên thực tế, họ vẫn không đủ sống. 

Vì lý do công việc, tiếp xúc với các công nhân ở khu vực Bình Dương, TPHCM, Bắc Ninh - tôi thường được nghe họ kể về những cơn buồn ngủ, những căn bệnh về xương khớp, suy giảm thị lực,... bởi phải thường xuyên làm ngoài giờ. Để đủ tiền trang trải các chi phí tối thiểu như ăn ở, nuôi con, tích luỹ phòng lúc ốm đau…, thì làm tăng ca 10-12 giờ/ngày gần như là lựa chọn duy nhất của người lao động.

Thậm chí, một công nhân ở Khu Công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) còn kể rằng, cô đã phải nhiều lần cắt giảm chi tiêu đến mức tối đa, ăn mì gói thay cơm nhiều bữa trong tuần, mới đủ tiền gửi về cho con nhỏ đang được ông bà ở quê chăm giúp.

 

Theo kết quả nghiên cứu của Oxfam, có tới 69% công nhân cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình, 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương, 37% luôn ở trong tình trạng vay nợ bạn bè và 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng. Đặc biệt, có 23% công nhân đang sống trong các điều kiện nhà ở tạm bợ và 44% cho biết đang sử dụng nước giếng và nước mưa.

 

Có thể thấy được khó khăn của công nhân qua những con số khảo sát ở ngành dệt may - nơi có giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10-15% GDP, với khoảng 2,5 triệu lao động.

 

Một chuyên gia nghiên cứu về quan hệ lao động cũng đã chia sẻ với tôi rằng, mức tăng lương tối thiểu kia thực chất vẫn không thể đến được bữa cơm của người lao động, bởi lẽ, khi việc tăng lương mới chỉ trên giấy tờ thì giá cả các mặt hàng thực phẩm, chi phí nhà trọ đã tăng nhanh trước.

Xi nhan Trái Phải - Công nhân cần 'lương đủ sống'!

Với thu nhập bèo bọt, công nhân thường phải sinh hoạt tạm bợ  (Ảnh: Thành Nguyễn)

Vậy đâu mới là giải pháp để người lao động và gia đình họ được đảm bảo mức sống tối thiểu bằng đồng lương của mình? Tôi cho rằng, câu trả lời nằm ở cách hoạch định chính sách tiền lương. Hiện lương tối thiểu vẫn là căn cứ duy nhất để doanh nghiệp trả lương cho người lao động. Trong khi đó, từ nhiều năm nay, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã khuyến nghị các quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) trả lương theo mức đủ sống. Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng cách tiếp cận tiền lương này.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra định nghĩa lương đủ sống – “là một mức lương để dựa vào đó mà sống, đảm bảo mức sống chấp nhận được”.

Như vậy, “lương đủ sống” là khoản lương người lao động nhận được trong một tuần làm việc tiêu chuẩn (với Việt Nam tối đa không quá 48 giờ) và đủ để trang trải các mức sống cơ bản cho họ và gia đình. Cơ cấu phần lương đủ sống không chỉ bao gồm các nhu cầu tối thiểu về ăn ở; mà còn cả các nhu cầu thiết yếu về y tế, giáo dục, quan hệ gia đình - xã hội, kể cả khoản dự phòng cho các trường hợp đột xuất....

So với lương tối thiểu, thì lương đủ sống sẽ có độ chênh. Nhưng tôi nghĩ, đó không phải là một cách tính xa xỉ, mà là mức tối thiểu cần có để công nhân có thể tái tạo sức lao động.

Về phía doanh nghiệp, khi người lao động và gia đình của họ có cuộc sống tử tế trong thời gian làm việc bình thường, sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp. Thực tế, theo CDI, nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đình công xuất phát từ mức lương tối thiểu không đảm bảo cuộc sống của công nhân. Ở khía cạnh vĩ mô, tiếp cận tiền lương theo mức lương đủ sống cũng là yếu tố cần thiết để Việt Nam giữ được các cam kết về lao động trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Câu hỏi đặt ra tiếp theo, liệu các doanh nghiệp Việt Nam có thể trả lương theo mức “lương đủ sống”? Thực tế, nhiều nhà máy có muốn cũng không đủ khả năng thực hiện, bởi nhãn hàng quốc tế trả cho họ một đơn giá gia công hết sức “bèo”. Nói cách khác, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp, chính sách thu hút đầu tư dựa vào lợi thế về chi phí lao động giá rẻ bằng lao động giá rẻ khiến cho cả hai bên chủ sử dụng lao động – người lao động đều mắc kẹt ở vấn đề lương.

Trả lương theo mức lương đủ sống là cách để người lao động không còn phải tiếp tục đi ngược với xu hướng "tăng lương giảm giờ làm" của thế giới. Và việc này sẽ còn rất xa nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách thu hút đầu tư ngay từ bây giờ và tăng cường năng lực của các tổ chức công đoàn phải giám sát và tham gia chịu trách nhiệm, chống tình trạng hạ giá đơn hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia công trả thêm lương cho công nhân.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả! 

Lý Kiều

Từ 1/1/2020, lương tối thiểu vùng tăng tối đa 240 nghìn đồng

Thứ 5, 11/07/2019 | 19:42
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020. Theo đó, lương tối thiểu vùng tăng thêm 5,5% so với hiện tại, tức tăng 150.000-240.000 đồng tùy từng vùng.

Xử phạt bằng tiền, hãy dùng “đơn vị tính” là “mức lương tối thiểu”!

Thứ 4, 10/04/2019 | 23:07
Sự việc ép hôn phụ nữ trong thang máy và bị phạt 200 ngàn đồng, khiến nhiều người “nhếch mép” cười trong tháng vừa qua. Hình thức phạt tính bằng tiền có lẽ không còn phù hợp.

Lương tối thiểu chưa đủ sống, Bộ Tài chính vẫn ‘đòi’ giảm

Thứ 3, 01/10/2013 | 09:05
Trong hàng loạt giải pháp về khắc phục tình trạng hụt thu ngân sách năm nay, Bộ Tài chính đã đề nghị năm tới, có thể giảm 100.000 tiền lương tối thiểu.

Lương tối thiểu chưa giúp công chức đủ sống

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Nhiều chuyên gia ủng hộ đề án tăng lương tối thiểu và Đề án cải cách tiền lương, vì nó cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức. Nhưng hiện nay, lương dù có tăng, có cải cách thế nào đi nữa thì công chức cũng khó sống vì đơn giản "tiền chỉ có vậy".
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.