Cục thuế Hà Nội xử phạt FLC

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Chủ nhật, 07/08/2022 18:48

Cục thuế Hà Nội xử phạt FLC 11,5 triệu đồng do chậm nộp tờ khai thuế TNCN và cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của FLC tổng số tiền gần 72 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) mới đây đã cho biết đã nhận được 9 quyết định do Cục thuế Hà Nội liên quan đến việc xử phạt do những vi phạm trong vấn đề nộp thuế. 

Theo đó, FLC cho biết đã nhận được 9 quyết định của Cục Thuế Hà Nội với số tiền là gần 72 tỷ đồng, trong đó có 11,5 triệu đồng về việc công ty chậm nộp tờ khai thuế TNCN và 71,88 tỷ đồng cho 8 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/ yêu cầu phong toả tài khoản của công ty mở tại các ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MB, VPBank, OCB chi nhánh Hà Nội, VIB chi nhánh quận 1, Tp.HCM.

Lý do cưỡng chế là FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Trước đó, FLC cũng đã nhận được 3 quyết định của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình về việc cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong toả của CTCP Tập đoàn FLC mở tại 3 ngân hàng gồm OCB chi nhánh Hà Nội; VIB chi nhánh quận 1, Tp.HCM và BIDV chi nhánh Thanh Xuân, số tiền bị cưỡng chế là hơn 223,6 tỷ đồng, do công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Như vậy, chỉ trong trong vòng 2 ngày, FLC đã nhận được thông báo phong tỏa tài khoản để cưỡng chế, số tiền thuế gần 300 tỷ đồng.

Sau khi thượng tầng lãnh đạo doanh nghiệp có sự xáo trộn mạnh do ông Trịnh Văn Quyết và một số cá nhân khác bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi thao túng giá cổ phiếu, FLC trải qua kỳ kinh doanh bết bát. 6 tháng đầu năm 2022, FLC lỗ 1.105 tỷ đồng.

Nợ xấu ngắn hạn tại ngày 30/6 là 344,7 tỷ đồng và phải dự phòng 132,2 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng nợ xấu với khoản trả trước cho người bán lên tới 119,2 tỷ đồng.

FLC có 1.534 tỷ đồng giá trị vay ngắn hạn, tăng hơn 166 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng chú ý, FLC không còn dư nợ vay ngắn hạn tại OCB chi nhánh Hà Nội và đã thanh toán xong 573,3 tỷ đồng.

Ngược lại, tập đoàn xuất hiện khoản vay 185,2 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn tại Công ty cổ phần Tập đoàn Homeliday và cá nhân là ông Lê Thái Sâm 621 tỷ đồng.

Dư nợ vay dài hạn giảm mạnh xuống còn 1.380 tỷ đồng, từ mức 3.296,3 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, Sacombank Hà Nội đã thu xong toàn bộ nợ vay của FLC.

Mới đây, anh rể ông Trịnh Văn Quyết là ông Lê Bá Nguyên cũng đã có đơn từ nhiệm tư cách thành viên HĐQT Chứng khoán BOS vì lý do cá nhân sau hơn một tháng đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT FLC. Ông Lê Bá Nguyên cho biết không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này vì lý do cá nhân

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.