Cuộc đời vốn sáng, chỉ con người làm cho tối tăm

Cuộc đời vốn sáng, chỉ con người làm cho tối tăm

Thứ 6, 25/10/2013 | 19:53
0
Hôm đó, Đức Thế Tôn nhìn các thầy Tỳ kheo và hỏi: Thế nào là sự tỏa sáng của một Tỳ kheo?

Đức Phật nhìn Tôn giả Xá Lợi Phất và mời Tôn giả trả lời.

- Bạch Thế Tôn! Theo con nghĩ, một Tỳ kheo tỏa sáng là một Tỳ kheo có trí tuệ.

Đức Phật im lặng rồi nhìn sang Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả Mục Kiền Liên đứng lên thưa:

- Bạch Thế Tôn! Theo con nghĩ, một Tỳ kheo có đầy đủ thần thông thì thật là tỏa sáng.

Thế Tôn nhìn tới Tôn giả A Nan. A Nan đứng lên trả lời:

- Bạch Thế Tôn! Theo con thì một Tỳ kheo đa văn là tỏa sáng nhất.

Sau khi nghe ba thầy trả lời theo ba sở trường riêng của mình, Đức Phật nói:

- Thôi, bao nhiêu đó cũng tạm đủ. Vậy quý thầy hỏi lại Như Lai đi.

- Bạch Thế Tôn, thế nào là một người tỏa sáng?

Thiền++ - Cuộc đời vốn sáng, chỉ con người làm cho tối tăm

Đức Phật trả lời thế này:

- Này các thầy Tỳ kheo! Theo Như Lai thì một thầy Tỳ kheo khuya thức dậy tọa thiền, sau khi tọa thiền xong đi kinh hành. Kinh hành xong, ôm bát vào thành khất thực. Khất thực rồi trở về tinh xá hoặc vườn rừng thọ thực trong chánh niệm. Sau đó rửa bát, rửa chân, trải tọa cụ nghỉ một chút. Nghỉ xong thức dậy đi kinh hành, tọa thiền, tham vấn đạo lý. Trước khi đi ngủ tọa thiền, xả thiền đi kinh hành. Đến giờ chỉ tịnh (ngủ), nằm xuống an lành mà ngủ. Suốt một ngày đêm các thầy tu tập và sinh hoạt bình thường như vậy trong tỉnh giác, an định. Như Lai cho rằng đó là một vị Tỳ kheo tỏa sáng nhất trong đại chúng.

Đọc đến đây thật là ấm áp trong lòng. Tại sao? Tại vì câu trả lời của Đức Phật làm cho chúng ta nhận ra một điều, mình cũng có thể có mặt trong sự tỏa sáng ấy. Không như ngài Xá Lợi Phất trả lời trí tuệ bậc nhất là tỏa sáng, ngài Mục Kiền Liên trả lời thần thông bậc nhất là tỏa sáng, ngài A Nan trả lời đa văn bậc nhất là tỏa sáng, Như Lai trả lời tất cả thầy nào ở yên trong chánh niệm, chánh định, trong mọi thời mọi lúc là người tỏa sáng nhất. Đó là người sống được với tánh giác, cho nên tánh giác hiển lộ qua mọi sinh hoạt trong cuộc sống.

Theo tinh thần của các Đại đệ tử, Đức Phật cũng có thể trả lời Như Lai là người tỏa sáng nhất. Trả lời như vậy rất xứng đáng, rất đúng, bởi vì ai mà không biết Như Lai đã rất tỏa sáng, đang rất tỏa sáng đó sao? Nhưng Đức Phật trả lời sáng hơn như thế nhiều. Quả là bậc Thầy của chư Thánh đệ tử. Thế Tôn đã dựng lại một niềm tin cho vô lượng chúng hữu tình đời sau, rằng mình cũng có thể trở thành tỏa sáng, rằng mình có thể nhận lại tánh Phật của mình, nếu lúc nào cũng sống trong sự tỉnh giác. Quả là một câu trả lời lấp lánh chói tỏa vượt không gian, thời gian.

Nếu chúng ta thực hành theo điều Phật dạy thì thật là đơn giản. Quý thầy Tỳ kheo sống theo nếp sống của một vị Tỳ kheo, còn quý Phật tử cư sĩ cũng là đệ tử tại gia của Phật, thì có nếp sống của người tại gia. Phật tử không tọa thiền, kinh hành, ôm bát vào thành như chư Tỳ kheo thời Đức Phật. Chúng ta tùy theo sự sắp xếp riêng của mình, như sáng sớm thức dậy, ai tọa thiền thì tọa thiền, ai không tọa thiền thì thắp hương lễ Phật… sau đó xuống bếp nấu cơm, ăn cơm. Nếu là phụ nữ thì ăn cơm xong xách giỏ đi chợ hoặc đi làm. Làm xong về nhà nấu cơm, rồi ăn cơm, nghỉ trưa một chút. Chiều tiếp tục đi làm, xong việc về nghỉ. Tối đến thắp hương lễ Phật hoặc tụng sám hối, tọa thiền một thời gian vừa với sức của mình. Suốt một ngày làm việc bình thường mà tâm luôn tỉnh giác. Nhớ là bình thường trong tỉnh giác, chúng ta đừng quên yếu tố quan trọng này, thì nhất định mình là người tỏa sáng.

Cho nên người tỏa sáng không phải là người có thần thông như Tôn giả Mục Kiền Liên, đại trí như Tôn giả Xá Lợi Phất, đa văn như Tôn giả A Nan và sự tỏa sáng cũng không dành riêng cho Đức Thế Tôn. Do đó sau khi Đức Phật nói lời ấy rồi, các thầy Tỳ kheo tại pháp hội đều được đắc pháp nhãn tịnh, tức là được con mắt pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì Đức Phật đã khai thị ánh sáng cho quý ngài. Tất cả chúng ta đều có ánh sáng của tự tâm, chỉ vì mình quay lưng lại với ánh sáng đó thôi. Đức Phật khai thị tức là chỉ bày, nhưng phần nhận là chúng ta nhận, chớ không phải Phật chỉ cho Phật. Phật chỉ cho Phật làm gì?

Ánh sáng này là ánh sáng tự thân của mỗi chúng ta. Mình quen không nghĩ đến chuyện có khả năng thành Phật, chỉ nghĩ đến chuyện “con khổ nhất đời này”. Chúng ta luôn luôn dành cái u ám, tối tăm cho mình trong khi nó không thật, vì vậy mà khổ dài dài. Hạnh phúc hay khổ đau đều do sức cộng hưởng của tưởng tượng mà tăng lên rất nhiều lần so với thực tế. Nhà Phật nói nó là một loại ảo giác, chớ không có thật. Thành ra chất liệu làm tăng trưởng nỗi khổ của chúng sanh là vọng tưởng. Điều đó Như Lai đã cảnh báo từ lâu. Vọng tưởng làm mờ ánh sáng của tự tâm. Một người làm việc chánh niệm, không khởi tưởng lung tung, làm việc gì biết việc đó, làm với tâm thanh tịnh là người có trí tuệ. Cho nên tu tập không có việc gì khác hơn, chỉ buông bỏ vọng tưởng thôi.

Chúng ta hãy tập xả bỏ thói quen vọng tưởng, suy nghĩ, sự bám víu. Xả cái khổ để được an vui, tại sao không buông xuống mà cứ cố giữ nó trong lòng? Giữ rồi than chịu không nổi, thân thể tiều tụy, tâm thần bấn loạn. Chúng ta đừng làm cho cuộc đời u tối trong khi nó vốn sáng. Chúng ta đừng đánh mất khả năng giác ngộ và ánh sáng trí tuệ của mình, trong khi nó luôn nằm sẵn trong tầm tay. Tất cả đều hiển lộ qua cuộc sống bình thường, không có gì ra ngoài cái bình thường. Không đòi hỏi, không mong cầu, không có vấn đề gì rắc rối trong lòng, đó là người tỏa sáng, là Phật.

Áo Lam

Chuyện vị đại đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:18
Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.

Nhìn gương Đức Phật, chăm lo muôn người

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:33
Tịch Thiên khẳng định rằng sự quyết tâm mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm sẽ làm dâng lên hạnh phúc và hân hoan trong lòng mình.

Sự phục vụ của Đức Phật cho thế gian này

Thứ 4, 09/10/2013 | 08:00
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực.

Nếu Đức Phật là 'giám đốc điều hành'

Thứ 5, 03/10/2013 | 16:40
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.

Hoàng hậu quyền uy quy ngưỡng Đức Phật

Thứ 5, 26/09/2013 | 14:54
Đức Phật Thích Ca giải thích, rằng cuộc sống và đặc điểm của cư dân ở từng nơi đều là phản ánh của những hành vi từ kiếp trước của họ. Vẻ đẹp bắt nguồn từ sự nhẫn nại và hiền lành, sự giàu có bắt nguồn từ bố thí, còn quyền lực bắt nguồn từ việc không đố kỵ với sự thành công của người khác.

Gọi Đức Phật bằng bạn

Thứ 7, 21/09/2013 | 08:12
Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Những chuyện lạ thường về 'truyền nhân' của Đức Phật

Thứ 2, 19/08/2013 | 18:30
Sự kỳ bí "độc nhất vô nhị" của nghi thức Lễ tấn phong Phật sống truyền thế cũng như vai trò cực kỳ to lớn của Phật sống sau khi được tấn phong, đã thu hút sự quan tâm không những của người dân Trung Quốc (TQ), mà còn nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Tướng lạ về bàn chân của Đức Phật

Thứ 2, 19/08/2013 | 15:12
Theo kinh điển, hai truyền thống Nam truyền và Bắc Truyền đều thừa nhận Đức Phật có đầy đủ 32 tướng quý, và đây là dấu hiệu phước đức của một bậc đại nhân đã nhiều đời tu tập các công hạnh vì lợi ích của tất cả loài hữu tình mà được tướng báu như vậy.

Chuyện vị đại đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:18
Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.

Nhìn gương Đức Phật, chăm lo muôn người

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:33
Tịch Thiên khẳng định rằng sự quyết tâm mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm sẽ làm dâng lên hạnh phúc và hân hoan trong lòng mình.

Sự phục vụ của Đức Phật cho thế gian này

Thứ 4, 09/10/2013 | 08:00
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực.

Nếu Đức Phật là 'giám đốc điều hành'

Thứ 5, 03/10/2013 | 16:40
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.

Hoàng hậu quyền uy quy ngưỡng Đức Phật

Thứ 5, 26/09/2013 | 14:54
Đức Phật Thích Ca giải thích, rằng cuộc sống và đặc điểm của cư dân ở từng nơi đều là phản ánh của những hành vi từ kiếp trước của họ. Vẻ đẹp bắt nguồn từ sự nhẫn nại và hiền lành, sự giàu có bắt nguồn từ bố thí, còn quyền lực bắt nguồn từ việc không đố kỵ với sự thành công của người khác.

Gọi Đức Phật bằng bạn

Thứ 7, 21/09/2013 | 08:12
Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Những chuyện lạ thường về 'truyền nhân' của Đức Phật

Thứ 2, 19/08/2013 | 18:30
Sự kỳ bí "độc nhất vô nhị" của nghi thức Lễ tấn phong Phật sống truyền thế cũng như vai trò cực kỳ to lớn của Phật sống sau khi được tấn phong, đã thu hút sự quan tâm không những của người dân Trung Quốc (TQ), mà còn nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Tướng lạ về bàn chân của Đức Phật

Thứ 2, 19/08/2013 | 15:12
Theo kinh điển, hai truyền thống Nam truyền và Bắc Truyền đều thừa nhận Đức Phật có đầy đủ 32 tướng quý, và đây là dấu hiệu phước đức của một bậc đại nhân đã nhiều đời tu tập các công hạnh vì lợi ích của tất cả loài hữu tình mà được tướng báu như vậy.