Cuối năm, doanh nghiệp nỗ lực duy trì việc làm cho lao động

Cuối năm, doanh nghiệp nỗ lực duy trì việc làm cho lao động

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 27/11/2022 10:00

Doanh nghiệp Việt đang nỗ lực duy trì việc làm cho công nhân trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu sụt giảm.

Nỗ lực giữ chân người lao động

Theo báo Đầu Tư, thông thường, cuối năm là mùa thu hút nhiều lao động vì nhu cầu sản xuất tăng cao, song trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, nhiều thị trường xuất khẩu cắt giảm sản lượng, dẫn tới nhiều doanh nghiệp sản xuất đưa ra thông báo cắt giảm hàng ngàn lao động do thiếu đơn hàng.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP.HCM, qua kết quả khảo sát nhanh tại 234 doanh nghiệp có quy mô trên 200 lao động tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, khu công nghệ cao, có 83 doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, chiếm tỷ lệ 35,5%, 125 doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng lao động, chiếm hơn 53%.

Cũng theo ông Lâm, từ đầu năm đến nay, Sở đã nhận được phương án sắp xếp lại lao động của 22 doanh nghiệp với tổng số 1.643 lao động bị cắt giảm, chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các ngành may gia công, công nghệ thông tin, kinh doanh bảo hiểm.

Tương tự, ông Phạm Văn Tuyên, Phó giám đốc Sở LĐTB&XH Bình Dương cho biết, tính đến hết tháng 10/2022, số lao động bị nghỉ việc không lương trên địa bàn tỉnh ước khoảng 28.000 người, 240.000 lao động bị giảm giờ làm.

Xu hướng thị trường - Cuối năm, doanh nghiệp nỗ lực duy trì việc làm cho lao động

Doanh nghiệp “co kéo” duy trì việc làm cho lao động. Ảnh minh họa từ báo Đầu Tư

Đặc biệt, chỉ riêng tháng 10 vừa qua, số lượng lao động bị nghỉ việc không lương tăng đột biến, lên tới khoảng 14.000 người, xấp xỉ số lao động bị nghỉ việc trong cả 9 tháng trước đó. Bên cạnh đó, khoảng 240.000 lao động bị giảm giờ làm. Tính đến hết tháng 9/2022, đã có 70.000 lao động tại Bình Dương lĩnh bảo hiểm thất nghiệp.

Tại Đồng Nai, các doanh nghiệp cũng không thoát khỏi “cơn bão” thiếu đơn hàng, nhưng họ vẫn đang cố gắng giữ chân người lao động bằng các phương án như sắp xếp nghỉ phép năm, kéo dài thời gian nghỉ Tết lên tới 30 ngày, tùy vào tình hình thực tế. Đồng thời, để duy trì lượng lao động ổn định khi thị trường sáng sủa trở lại, nhiều chủ doanh nghiệp chủ động chia sẻ khó khăn với công nhân, thỏa thuận trả lương trong thời gian nghỉ giãn việc dựa trên tình trạng thực tế của doanh nghiệp.

Theo VTV, vài tháng gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó bởi đơn hàng cuối năm về ít hơn mọi khi, chủ yếu là ở các ngành chế biến gỗ, da, giày, dệt may... Mới đây nhất, Công ty Pouyuen Việt Nam - doanh nghiệp có đông công nhân nhất TP Hồ Chí Minh với hơn 53.000 người lao động, đưa ra thông báo sẽ cho công nhân nghỉ luân phiên, do đơn hàng cuối năm không như kỳ vọng. Để hỗ trợ và giữ chân lao động, doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều chính sách phúc lợi.

Theo thông báo của công ty, do tình hình đơn đặt hàng ảnh hưởng kế hoạch sản xuất, sẽ có khoảng 20.000 công nhân, tức 30% số lao động ở nhà máy này sẽ thoả thuận về thời gian làm việc tại nhà máy. Thời gian áp dụng từ đầu tháng 12 đến 20/2/2023. Trong khoảng thời gian này, công nhân sắp xếp nghỉ tổng cộng 14 ngày.

Với cam kết không cho người lao động thôi việc, nghỉ việc trong thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, phía công ty sẽ chi trả tiền lương cho ngày nghỉ luân phiên là 180.000 đồng/ngày. Các ngày nghỉ của công nhân chủ yếu bố trí vào ngày cuối tuần. Theo doanh nghiệp, đây là biện pháp tình thế, hạn chế tối đa việc cho công nhân ngừng việc cuối năm, cũng là cách doanh nghiệp ổn định sản xuất, giữ chân người lao động.

Báo cáo của Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh, do biến động thị trường, hơn 50.000, người lao động của TP bị ảnh hưởng, phải giãn việc hoặc làm việc luân phiên… như trường hợp Công ty Pouyuen. Con số này xấp xỉ khoảng 2% số lao động trên địa bàn.

Để duy trì lượng lao động ổn định khi thị trường sáng sủa trở lại, nhiều doanh nghiệp chủ động chia sẻ khó khăn với công nhân, thỏa thuận trả lương trong thời gian nghỉ giãn việc dựa trên tình trạng thực tế của doanh nghiệp.

Tăng cường tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á… Công ty CP Tập đoàn Gia Định cũng chuyển đổi, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Thời gian trống, người lao động còn được đào tạo tay nghề.

Ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Gia Định cho biết: "Mặt hàng truyền thống của chúng tôi là giày da nữ thời trang nhưng hiện giờ đã chuyển sang làm cả giày thể thao. Để làm sao có nhiều đơn hàng, đa dạng hoá mặt hàng, có hàng cho người lao động làm việc".

Giãn việc chứ không để công nhân mất việc, nhiều doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để duy trì sản xuất, tạo việc làm cho công nhân. Doanh nghiệp cải tiến liên tục để tăng năng suất, tiết giảm chi phí, sắp xếp linh hoạt, đặc biệt, mở rộng và tăng cường thị trường bán lẻ trong nước.

Cố gắng đảm bảo chế độ cho người lao động

Cũng trao đổi về vấn đề này với Lao Động, ông Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Giang - cho biết, vừa qua, sở cũng trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống việc làm của người lao động. Qua báo cáo sơ bộ, từ nay đến cuối năm, nhiều đơn vị cũng gặp khó khăn về đơn hàng. Song, các doanh nghiệp này vẫn cố gắng duy trì việc làm cho người lao động. “Hầu hết người lao động vẫn có việc làm đều đặn, chủ yếu bị cắt giảm ở làm thêm giờ. Những doanh nghiệp chịu tác động chủ yếu thuộc lĩnh vực may mặc và có vài doanh nghiệp điện tử”, ông Hà nói.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều chuỗi cung ứng bị tác động. Từ đó, ảnh hưởng đến đơn hàng, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song những doanh nghiệp chịu tác động ít vẫn cố gắng duy trì tạo việc làm, giữ chân người lao động. Theo ông Hà, qua theo dõi tình hình giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thì vẫn chưa có phát sinh, đột biến.

Nói về nguyên nhân của việc giảm đơn hàng, đại diện Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cho hay, do những biến động tình hình kinh tế thế giới, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng. Vừa qua, có một số doanh nghiệp điện tử trực thuộc bị giảm đơn hàng. Song, tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm của người lao động không có biến động lớn. Theo đại diện Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, người lao động chỉ giảm giờ làm thêm, còn giờ làm việc hành chính vẫn được đảm bảo. Tình hình lao động của các doanh nghiệp vẫn ổn định.

Theo VTV, các sở, ngành, địa phương đang giám sát chặt chẽ biến động lao động trong các doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động, tạo thêm việc làm mới, chăm lo Tết cho người lao động.

Theo thống kê từ đầu năm tới nay toàn tỉnh Bình Dương có khoảng 200.000 lao động giảm giờ làm, từ giờ tới Tết có thể có 20.000 lao động mất việc. Hệ thống công đoàn cơ sở, trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh này đang kết nối nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để giới thiệu cho người vừa mất việc có thể đi làm ngay lập tức.

Hơn 140 tỷ đồng cũng là kinh phí dự kiến của TP Hồ Chí Minh để chăm lo Tết cho các đối tượng bị ảnh hưởng. Ngành chức năng cũng kết nối người lao động với hơn 40.000 vị trí việc làm những tháng cuối năm.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất Chính phủ có thêm chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để giữ chân công nhân như đẩy mạnh đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia... cũng là cách tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu có nhiều biến động, thì trong nước, các doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động nâng cao tay nghề, ổn định cuộc sống.

Đào Vũ (T/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.