Đà Nẵng đứng đầu về năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam

Đà Nẵng đứng đầu về năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 18/01/2022 18:16

Với những lợi thế nổi trội và ưu tiên cho lĩnh vực du lịch, Đà Nẵng vẫn luôn là điểm đến hàng đầu cho hành khách mỗi khi đến Việt Nam.

Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phối hợp với Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) báo cáo kết quả dự án thí điểm Xây dựng Bộ Chỉ số Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam (VTCI) 2021.

Mục đích của dự án VTCI là xếp hạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam nhằm xây dựng  định hướng cho phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai.

VTCI được xây dựng trên một hệ thống gồm hơn 70 chỉ số đánh giá các khía cạnh khác nhau liên quan  tới năng lực cạnh tranh du lịch. Phương pháp tiếp cận của hệ thống dựa trên các chỉ số Năng lực cạnh  tranh Du lịch và Lữ hành (TTCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Theo đó, hệ thống được điều chỉnh và bổ sung các chỉ số lựa chọn phù hợp với đặc thù của Việt Nam, tạo cơ sở cho việc so sánh  năng lực cạnh tranh du lịch giữa các tỉnh.

Các địa phương được lựa chọn làm khảo sát lần này bao gồm: Hà Nội, Tp.HCM, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang.

Kinh tế vĩ mô - Đà Nẵng đứng đầu về năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam

Có 12 trụ cột đánh giá năng lực cạnh tranh

Các nhóm chỉ số để phân tích và đánh giá bao gồm môi trường kinh doanh; y tế và vệ sinh; nguồn nhân lực và thị trường lao động, mức độ ưu tiên cho lữ hành  và du lịch; môi trường bền vững, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

Tham dự hội nghị, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL bày tỏ: “Báo cáo là bước chuẩn bị để chúng ta phục hồi du lịch.

Sự kịp thời phối hợp giữa các ban ngành đang tạo vai trò rất lớn để Bộ làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu, quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch”.

Bộ VHTT&DL đã đưa ra nhiều lựa chọn để mở cửa lại thị trường du lịch theo hướng thích ứng an toàn, kiểm soát, linh hoạt, có hiệu quả.

Từ chỗ thận trọng làm thí điểm, và đến nay chúng ta đã có sơ kết thí điểm mở cửa đón khách quốc tế. Chỉ mới 2 tháng, Việt Nam đã đón gần 7,8 nghìn khách quốc tế.

Trong quá trình thí điểm, với hệ số an toàn cao nhất, các du khách đã được bảo vệ, được thỏa mãn trải nghiệm du lịch. Từ đó, tạo niềm tin vững chắc đối với du khách khi đến với Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô - Đà Nẵng đứng đầu về năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam (Hình 2).

Đà Nẵng là đia phương thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước

Bên cạnh đó cần coi du lịch nội địa là cứu cánh khi chúng ta chưa đón được khách quốc tế diện rộng.

Vì vậy, Bộ trưởng đánh giá rằng: “15 địa phương được chọn trong cuộc khảo sát lần này được ví như con chim đầu đàn của ngành du lịch Việt Nam, đây là những địa phương có thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực du lịch”.

Bên cạnh đó, ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân khẳng định: “Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch giúp các tỉnh, thành phố có cơ sở khoa học để định hướng  phát triển du lịch, và nhằm đạt được các mục tiêu dựa trên những nguyên tắc cơ bản là đối thoại với các bên liên quan.”

Thông qua các chỉ số mà cuộc khảo sát đưa ra thì Đà Nẵng là địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất.

Nằm trong top 5 bao gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.

Trong bản báo cáo, Đà Nẵng đều được đánh giá ở mức tốt ở hầu hết các trụ cột. Nơi đây có an toàn giao thông đường bộ, khả năng tiếp cận điều kiện vệ sinh được cải thiện.

Bên cạnh đó, đây cung là địa phương có đội ngũ lao động có năng lực, đạt hiệu quả trong việc quảng bá du lịch, đảm bảo tính bền vững của môi trường khi có những tác động của chiến dịch môi trường, hạ tầng du lịch có chất lượng, có tính hấp dẫn về văn hóa.

Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn còn những hạn chế về sự cạnh tranh giá cả, vấn đề tài nguyên thiên nhiên.

Thông qua kết quả lần này, sẽ làm cơ sở cho việc lựa chọn địa phương mở cửa đón khách du lịch sắp tới, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp. Bên cạnh đó giúp các tỉnh có cơ sở đánh giá, xem xét lại các hoạt động du lịch của mình.

 

Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) được thành lập năm 2012 trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án EU cho ngành du lịch Việt Nam và đến năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định trở thành một thành viên trong Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng, thuộc Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư  nhân của Hội đồng và chịu trách nhiệm tham mưu cải cách, phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực du  lịch.

TAB hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam dựa trên mô hình mối  quan hệ đối tác công tư.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.