Dân số nhân đôi & 'Lý duyên sinh' của Phật giáo

Dân số nhân đôi & 'Lý duyên sinh' của Phật giáo

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:27
0
Dân số thế giới mặc dầu đang đi vào chiều hướng ổn định, song sự tăng nhảy vọt từ hai thế kỷ qua, đã tạo ra những vấn đề khó giải quyết.

Theo dương lịch, dân số thế giới năm thứ nhất lên đến 250 triệu người; năm 1650, 550 triệu; năm 1850, 1,15 tỷ; năm 1940, 2,25 tỷ và năm 1980 4,34 tỷ người: Theo đó, lần nhân đôi dân số thế giới thứ nhất kéo dài 1. 650 năm; lần nhân đôi thứ hai hạ xuống còn 200 năm; lần thứ ba, 90 năm và lần thứ ba, 90 năm và lần thứ tư chỉ còn 40 năm.

Thiền++ - Dân số nhân đôi & 'Lý duyên sinh' của Phật giáo

Dân số Trung Quốc bùng nổ kéo theo nhiều hậu quả nặng nề cho kinh tế, môi trường

Tại Việt Nam, nhịp độ nhân đôi dân số còn ngặt hơn. Theo thống kê từ đầu thế kỷ thứ 19, kể từ năm 1802, lần nhân đôi thứ nhất kéo dài hơn 80 năm, lần thứ hai còn 40 năm, lần thứ ba, 34 năm và lần thứ tư chỉ còn 24 năm.

Eigen, nhà hóa học vật lý được giải Nobel, đã gọi nhịp độ nhân đôi dân số trong vòng tuổi thọ một đời người là nhịp độ “phù thủy một nhân một” trong định luật phát triển, tiềm tàng bao hiểm họa khó lường.

Thực vậy, nếu chúng ta áp dụng “Lý duyên sinh” của Phật giáo vào sự suy nghĩ (Khi cái này có thì cái kia có ; Khi cái này hiện, cái kia hiện. Khi cái này không, cái kia không; Khi cái này mất, cái kia mất), chúng ta thấy được dễ dàng một chuỗi hệ quả và những nguy hiểm do sự gia tăng dân số nhảy vọt sinh ra. Ai cũng biết, khi dân số tăng lên thì những nhu cầu về lượng thực, nơi trú ngụ, trường học, bệnh xá v. v…. tương ứng tăng lên. Những đòi hỏi về diện tích sản xuất lương thực, về mặt bằng xây dựng và chế biến, về giao thông và tiếp liệu v. v…. cũng phải tăng theo. Để thỏa mãn những nhu cầu và đòi hỏi này, con người đã tăng cường sự tiến công vào môi trường và thiên nhiên một cách dữ dội và sâu rộng. Nhưng, quả đất chúng ta chịu giới hạn về diện tích và sức tải. Nó không thể đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi và sự bành trướng vô tận của con người. Con người càng tăng sức ép vào quả đất thì càng tạo ra nhiều mâu thuẫn và hậu quả tiêu cực mà chính con người phải gánh chịu. Sau đây là vài ví dụ:

1. Về mặt nông nghiệp, một khi dân số tăng thì diện tích sản xuất lương thực cũng phải được mở rộng. Từ 1980 đến 1995, tổng diện tích canh tác thế giới đã tăng 6,3% từ 1,26 lên 1,34 ha. Song trên thực tế, diện tích canh tác cho mỗi đầu người, trong vòng thời gian ấy đã hẹp lại 24,1% từ 0,29 ha giảm xuống còn 0,22 ha. Hoàn cảnh của Việt Nam cũng tương tự. Diện tích cung cấp lương thực cho mỗi đầu người ngày càng thu hẹp lại theo đà dân số tăng, từ 0,2 ha năm1940, đã giảm xuống 0,15 ha năm 1970 và chỉ còn 0,12 ha năm 1988.

2. Thông thường, khi cần mở rộng diện tích canh tác, con người đã đốn rừng. Tại Việt Nam, hàng năm rừng bị mất khoảng 200. 000 ha, trong đó khoảng 50. 000 ha là do khai hoang để trồng trọt. Rừng càng thu hẹp chừng nào thì diện tích còn lại càng bị đốn nhanh chừng nấy, để kịp tiếp tế củi, gỗ và nguyên liệu sản xuất giấy và văn hóa phẩm cho nhu cầu tăng lên theo sự phát triển dân số. Và hậu quả gì phải xảy ra khi rừng bị hủy diệt?

3. Rừng mất sinh nạn lụt lớn và đất không được che chở nữa. Mưa gió tấn công trực tiếp vào mặt đất, rửa trôi, xói mòn lớp phân màu mỡ, khiến cho đất ngày càng thoái hóa và cuối cùng biến thành sa mạc. Hàng năm, các nước đang phát triển bị mất đi 6 triệu ha đất nông nghiệp do sa mạc hóa. Theo ước tính của Ngân Hàng Thế Giới, 2/5 diện tích canh tác tại Phi Châu, 1/3 tại Á Châu và 1/5 tại Châu Mỹ La Tinh bị đe dọa trở thành sa mạc do hậu quả đốn rừng, hoặc do chăn nuôi, do dẫn thủy sai lầm và khí hậu thay đổi. Tại Việt Nam, hơn ¼ - (tính theo một tài liệu khác: 1/3 ) - diện tích đất đai toàn quốc đã bị thoái hóa, mất hết sức sản xuất. Đồi trọc, bãi hoang đang tiếp tục mở rộng, xóa bỏ địa bàn sinh sống ngày càng cần thiết cho dân số ngày càng đông đảo!

4. Khi rừng mất, lớp thảm mục điều hòa dòng chảy cũng bị tiêu diệt theo. Lũ lụt và cường độ phá hoạt hoại của nó cũng tăng lên. Qua kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ, sự phá rừng đã khiến cho diện tích bị ngập lụt mở rộng thêm 40 triệu ha trong vòng 25 năm (1960-1984). Mùa màng và đời sống của hàng triệu người bị đe dọa trầm trọng hơn.

5. Sự hủy diệt rừng cũng kéo theo sự hủy diệt trú quán của động và thực vật hoang dã. 0-90% các loài này đang tập trung tại rừng mưa nhiệt đới và bán nhiệt đới. Hàng ngàn loài trong số 1,4 triệu đã được kiểm tra, là dược liệu quí hiếm hoặc là nguồn “gen” cần thiết cho sự sống con người. Theo tốc độ phá rừng hiện nay, với 11 triệu ha mỗi năm, đến năm 2040 thế giới sẽ mất đi từ 17% đến 35% loài trong số 10 triệu. Vào năm 2040, hàng ngày sẽ có từ 20-70 loài bị tuyệt chủng.

6. Cây xanh, qua hiện tượng quang hợp, hấp thụ hàng ngày khí cacbonic CO2. Khí CO2 là một trong những loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, hâm qua đất nóng dần, làm tan các khối băng tại Bắc cực, khiến mực nước biển dâng cao và tràn ngập, phá hủy đồng bằng thấp ven biển. Sự phá rừng đã làm mất đi một nhân tố rất quan trọng có khả năng hấp thụ và tích lũy lâu dài một số lượng khổng lồ khí cacbonic CO2, và gián tiếp làm giảm bớt mực nước biển dâng lên.

Tiến sỹ Lê Văn Tâm

Đại học Gottinggen, Cộng hòa Liên bang Đức

Câu chuyện toàn cầu & sự thách thức đối với đạo Phật

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:33
Hiện nay thế giới đang đứng trước nhiều sự việc và hiện tượng có tác động toàn cầu. Chúng cũng là những thách thức lớn đối với Đạo Phật và Phật tử chúng ta.