Hiện tại, anh Vĩnh Khương đang kết hợp đầu tư vào các dự án điện ảnh cùng với các công ty truyền thông lớn mạnh, nhằm mục đích phát triển thương hiệu, góp phần mở rộng cộng đồng làm phim bằng điện thoại ngày một chuyên nghiệp.
Đi đầu trong công nghệ quay phim bằng smartphone
Theo đuổi nghề làm phim bằng cả đam mê và tâm huyết. Khởi đầu sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng, nên hoàn cảnh lúc đó không cho phép đạo diễn Vĩnh Khương sở hữu thiết bị chuyên ngành. Anh quyết định tự mày mò, tập quay, tập dựng, tự làm kỹ xảo thủ công, sau đó nghiên cứu hậu kỳ chỉ trên một chiếc điện thoại.
Chia sẻ về khó khăn, thử thách khi theo đuổi công việc này, anh kể: “Trọng lượng của điện thoại hiện nay, vẫn nhẹ hơn DSLR và các dòng máy quay chuyên nghiệp rất nhiều, nên khi tác nghiệp, sẽ dễ run lắc, chao đảo, không đầm tay. Các dòng điện thoại thông thường từ phân khúc thấp đến tầm trung, hiếm khi hỗ trợ chức năng chống rung tốt, mà cá nhân tôi lại mắc phải hội chứng Parkinson, đều này khiến thao tác di chuyển cầm nắm của tôi trở nên cực kỳ.
Nhằm khắc phục những khó khăn kể trên, đem đến cho người xem trải nghiệm tốt nhất, đạo diễn Vĩnh Khương đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật giải phóng cơ thể và hàng loạt kỹ thuật quay được thực hiện bằng thiết bị chuyên ngành chuyển sang smartphone. Có thể kể đến Handheld Oneshot, kỹ thuật Fly handheld,... đặc biệt là kỹ thuật Dolly Zoom trực tiếp trên điện thoại không cần thông qua thiết bị hỗ trợ khác.
Thể hiện xuất sắc cảm xúc nhân vật qua Dolly Zoom
Kỹ thuật Dolly Zoom vốn được biết là một trong những kỹ thuật kinh điển trong quá trình ghi hình làm phim nhằm mục đích bộc lộ chi tiết về các cảm xúc khác nhau của đối tượng. Các cảnh quay của hiệu ứng này cho thấy ống kính Zoom out khi tiến lại gần chủ thể và Zoom in lại khi tiến ra xa chủ thể khi thể hiện cảm xúc muốn tạo căng thẳng, mất phương hướng, sự kinh khiếp, gây trở ngại… Bởi vậy, Dolly Zoom đóng vai trò đưa cảm xúc bộ phim lên cao trào, bắt khoảnh khắc của nhân vật, thể hiện sâu sắc nội tâm nhân vật.
Kỹ thuật này thường được các nhà làm phim sử dụng bằng thiết bị chuyên ngành, như slider, mode gimbal, dolly, flycam, robot… kết hợp vs lens zoom hoặc đơn giản hơn là thực hiện thao tác dolly in-out bằng cách di chuyển thủ công, hoặc trên thiết bị, sau đó tiến hành hậu kỳ. Tuy nhiên, đạo diễn Vĩnh Khương đã thử nghiệm, khai thác, phát triển kỹ thuật này ở những biến thể khác và mang lại cảm giác khác so với những gì khán giả từng được biết.
Đạo diễn Vĩnh Khương chia sẻ: “Vươn ra ngoài những khuôn mẫu cứng nhắc bằng những đường máy thẳng tắp, tôi có thể kết hợp Dolly Zoom với những cú di chuyển máy uốn lượn cùng lúc. Có thể slide focus, pan tilt, boom hoặc xoáy 180 độ - 360 độ kết hợp cùng lúc với kỹ thuật này để tạo ra những cú máy đặc biệt, gây ảo giác, hoặc đơn giản là gây ấn tượng khi quay MV, fashion film hoặc action film. Từ đó mang lại hiệu ứng độc đáo cho khán giả”.
Phát triển kỹ thuật mới - Handheld Dolly Zoom
Để có cách nhìn trực quan hơn trên điện thoại thông minh, đạo diễn Vĩnh Khương nghiên cứu chuyên sâu kỹ thuật Handheld Dolly Zoom trên smartphone. Anh cho biết: “Cho đến thời điểm này, rất có thể nói anh là người tiên phong kỹ thuật Handheld Dolly Zoom. Lý do tôi muốn cải biến Dolly zoom qua thiết bị vì nó sẽ mất nhiều thời gian của đạo diễn, quay phim và cả ekip hơn. Thay thế vào đó là những cú máy biến thể, Handheld vẫn tạo được tính linh hoạt trong việc di chuyển cú máy kết hợp với thao tác tay, vuốt ngón tay để zoom trực tiếp trên điện thoại, chỉ cần thao tác này thuần thục, nhuần nhuyễn sẽ cho ra nhiều thước phim lạ mắt”.
Mặt khác, đạo diễn Vĩnh Khương chia sẻ về câu chuyện của bản thân, không phải ai cũng có điều kiện để trang bị các thiết bị chuyên dụng để dễ dàng quay được cú máy dolly zoom, nên việc anh muốn đưa cụm từ “handheld dolly zoom by smartphone” vào thực tiễn, ứng dụng rộng rãi cũng là vì mục đích tiết kiệm thời gian, kinh tế nhưng lại mang về cảm giác review thú vị trên chính shot quay trực tiếp trên điện thoại của mình.
Nguyễn Bình