Cầu Ghềnh được khởi công xây dựng từ năm 1901, đó là thời điểm đường sắt Sài Gòn - Nha Trang chạy qua tỉnh Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai ngày nai) cũng được xây dựng. Cầu Ghềnh dài 223 m, bắc qua sông Đồng Nai dẫn vào Cù lao Phố, do Pháp xây dựng. Cầu Ghềnh ngoài phục vụ tàu hỏa ra thì còn có hai làn đường dành cho đường bộ. Trước đó ô tô cũng từng được lưu thông trên cầu Ghềnh, lưu thông ngay trên đường ray và dừng lại ở rào chắn khi có tàu qua.
Cầu Ghềnh, chứng nhân lịch sử (Hình tư liệu)
Có tài liệu khác lại cho rằng cầu được xây dựng vào năm 1909, và được thiết kế bởi kiến trúc sư Gustave Eiffel (1832 - 1923, người thiết kế tháp Eiffel), cùng với 2 công trình kiến trúc khác ở Việt Nam là cầu Long Biên (Hà Nội) và cầu Tràng Tiền (Huế).
Hệ thống cầu Ghềnh được nâng đỡ bởi ba trụ xây bằng đá rất lớn băng qua một khoảng sông rộng, ba trụ móng này nâng một khối lượng sắt khá lớn. Những nhịp cầu được làm hình vòng cung, gồm có bốn vòng nên người dân quen gọi là cầu bốn nhịp. Hình dáng của cầu Ghềnh tương đối giống với cầu Tràng Tiền ở Huế. Và cầu Ghềnh là cây cầu huyết mạch nằm trong tuyến đường sắt Bắc Nam. Không những thế, cây cầu Ghềnh còn là điểm nhấn độc đáo, tạo một cảnh quan đẹp trên dòng sông Đồng Nai và là biểu tượng của người Đồng Nai.
Là cây cầu đường sắt huyết mạch Bắc Nam
Vì vậy cầu Ghềnh bị sập khiến cho nhiều người dân Đồng Nai vô cùng buồn bã, nuối tiếc một chứng nhân lịch sử, một biểu tượng để ai đi xa cũng nhớ về Đồng Nai.
Ở cái tuổi trên 100 cầu Ghềnh bị xà lan tông sập