ĐBQH đề xuất xây dựng Đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến

ĐBQH đề xuất xây dựng Đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến

Hoàng Thị Bích
Chủ nhật, 24/10/2021 | 11:42
0
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đồng tình với việc cần thiết tổ chức phiên toà trực tuyến, tuy nhiên đại biểu này đề nghị xây dựng thành đề án.

Cần bước đi cẩn trọng

Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; dự thảo Nghị quyết quy định về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tại các điểm cầu quan tâm đó là việc tổ chức phiên toà trực tuyến.

ĐBQH Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) cho biết sự cần thiết ban hành việc tổ chức phiên toà trực tuyến. Theo kinh nghiệm của các nước, việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là xu thế tất yếu. Hơn nữa, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến không trái với đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước cũng như phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Tiêu điểm - ĐBQH đề xuất xây dựng Đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến

Quang cảnh phiên họp.

Đại biểu Phước bày tỏ, thời gian gần đây, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài, do thực hiện giãn cách xã hội, nhiều tòa án không thể đưa vụ án ra xét xử theo thời gian luật định. Việc này làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tư pháp, quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Trên thực tế, dịch Covid-19 không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động xét xử nói chung mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khác của tố tụng hình sự như giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án hình sự và truy tố.

“Vì vậy, tôi cho rằng cần tiến hành các biện pháp ứng dụng khoa học, công nghệ để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, do những phức tạp của việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ và địa phương”, Đại biểu Phước cho hay.

Đại biểu Phước cũng cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo nghị quyết, tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần xác định nghị quyết này được ban hành thuộc trường hợp nào theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020.

“Nếu ban hành thuộc trường hợp thí điểm thì cần xác định rõ thời gian thí điểm trong dự thảo nghị quyết và thí điểm trong trường hợp nào, chưa có luật điều chỉnh hay khác với các quy định của luật để xác định nội dung của dự thảo nghị quyết cho phù hợp hơn”, Đại biểu Phước cho hay. 

Theo vị đại biểu này, dù xét xử trực tuyến là xu thế chung nhưng đây là một vấn đề mới, cần bước đi cẩn trọng, chặt chẽ và tránh xảy ra sơ suất.

Trước hết, phương án áp dụng trong án dân sự, tranh chấp thương mại, hành chính là chủ yếu và một số vụ án hình sự cần thiết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trong hoạt động xét xử, quan trọng nhất là tranh tụng trực tiếp. Hơn nữa, trong xét xử không chỉ có thẩm phán, thư ký tòa án mà còn có điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, hội thẩm, phiên dịch, người làm chứng... Vì vậy, cần chuẩn bị chu đáo việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tham gia hoạt động tố tụng và bổ trợ tư pháp. Theo đó nghị quyết phải có những quy định giúp xác định nguyên tắc trong xét xử trực tuyến, đồng thời phù hợp với những nguyên tắc, quy định về tổ chức hoạt động xét xử trực tiếp.

Bảo đảm việc xét xử bình thường của Tòa án

Cùng đề cập đến vấn đề xét xử phiên toà trực tuyến, ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) nhất trí cao về sự cần thiết phải ban hành nghị quyết.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là hoàn toàn phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp, tố tụng trực tuyến nói chung, xét xử trực tuyến nói riêng, cũng như xu hướng toàn cầu hóa về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Tiêu điểm - ĐBQH đề xuất xây dựng Đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến (Hình 2).

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Bắc Giang.

“Tôi cho rằng, mục tiêu cao nhất của việc xây dựng tòa án điện tử, tòa án số, trong đó có việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là để góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, đảm bảo quyền con người, bảo vệ công lý ngày càng hiệu quả hơn”, nữ Đại biểu bày tỏ.

Theo đại biểu này, tình hình thực tiễn đang đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, luôn thay đổi với các biến thể mới đã, đang và có thể sẽ diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm thì việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến sẽ bảo đảm cho việc xét xử bình thường của Tòa án, kịp thời bảo vệ quyền con người của bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nêu dẫn chứng từ thực tiễn địa phương, đại biểu Hà cho hay, tỉnh Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại các khu công nghiệp. Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề của đại dịch, trong đó ngành tòa án cũng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, các hoạt động xét xử đã phải dừng lại. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư pháp, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phương tiện, nền tảng và ứng dụng công nghệ thông tin. Đến nay, các cơ quan tư pháp ở tỉnh đều có hệ thống trang thiết bị hội nghị trực tuyến hiện đại.

Đặc biệt, vừa qua được sự nhất trí của Tòa án nhân dân tối cao, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức phiên tòa hình sự, rút kinh nghiệm theo hình thức trực tuyến đến 11 điểm cầu trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là phiên tòa trực tuyến đầu tiên được tỉnh Bắc Giang tổ chức và kết quả thành công tốt đẹp, đáp ứng được mục đích, yêu cầu đặt ra và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục chuẩn bị tổ chức thêm một phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo hình thức trực tuyến trên phạm vi toàn tỉnh.

Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) nhất trí với việc tổ chức phiên tòa trực tuyến và nhất trí với chủ trương lâu dài là xây dựng tòa án điện tử.

Đại biểu Nghĩa cho biết, Tòa án điện tử là một hệ thống và nó đòi hỏi những điều kiện hạ tầng công nghệ, những nền tảng số hóa. Đặc biệt, công việc số hóa toàn bộ hồ sơ, chứng từ, đòi hỏi một hệ thống để tương tác và giao dịch với nhau trực tuyến, lưu trữ hồ sơ. Tất cả phải có một hệ thống công nghệ, phương tiện, trang thiết bị, mạng nối kết như thế nào để không bị gián đoạn, không bị trục trặc. Vì thế, ĐB Nghĩa cho rằng phải xác định cho rõ. 

Theo đại biểu Nghĩa, trước tình hình dịch Covid-19, án bị tồn đọng, ảnh hưởng đến công việc của tòa, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự, cho nên chúng ta phải tổ chức phiên tòa trực tuyến để bảo đảm an toàn trong công tác xét xử và bảo đảm các thời hạn không bị trễ.

Tuy nhiên, về án hình sự, theo Đại biểu đoàn Tp.Hồ Chí Minh để có một phiên tòa trực tuyến thì trước đó còn nhiều khâu như: khởi tố, điều tra, Viện kiểm sát truy tố làm cáo trạng, tống đạt, bắt giam các đương sự đang ở trại giam, luật sư tiếp cận ngay từ khâu khởi tố. Nhưng, khi tổ chức trực tuyến, làm sao để có thể tiếp cận, có được hồ sơ một cách trực tuyến.

Điều này, đại biểu Nghĩa cho rằng đòi hỏi rất nhiều yếu tố, đòi hỏi tính hệ thống rất cao, đòi hỏi hạ tầng và đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng để làm sao không vi phạm thời hạn, không vi phạm pháp luật tố tụng và bảo đảm được cái mà chúng ta muốn, tức là có quyền con người, quyền công dân, phải bảo đảm yếu tố bảo mật và bảo đảm sự tương tác lẫn nhau.

“Ví dụ qua mạng, tôi giao dịch với thẩm phán, với thư ký, công tố viên và tôi giao dịch với cơ quan điều tra như thế nào? Tuy rằng, phiên tòa trực tuyến là để đáp ứng giải pháp tình thế trong tình hình Covid-19, nhưng thực ra nó là một đề án, dự án phải được chuẩn bị một cách chu đáo và vừa là yếu tố luật pháp”, đại biểu Nghĩa nói.

Theo vị đại biểu này, việc tổ chức trực tuyến đòi hỏi rất nhiều yếu tố như điều gì sẽ ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân và các quyền tố tụng của các đương sự; làm sao để bảo đảm được phiên tòa diễn ra một cách công bằng và hợp lý; tất cả hồ sơ sẽ được lưu trữ như thế nào, sự tương tác qua lại thế nào...

“Do vậy, tôi đề nghị nghị quyết này giao cho Tòa án và các cơ quan hữu quan xây dựng một đề án. Đề án xử lý tất cả những yếu tố cần thiết để phiên tòa trực tuyến diễn ra không ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân, không ảnh hưởng đến việc làm của các cơ quan tiến hành tố tụng, trái lại nó giải quyết được những những ách tắc hiện nay. Tôi đề nghị giao cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân tối cao, Bộ Công an, thêm Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến”.

Bên cạnh đó, Đại biểu Nghĩa cũng đề nghị bổ sung Liên đoàn Luật sư Việt Nam, vì tất cả các phiên tòa này không thể thiếu luật sư, mà là một thành tố của tố tụng.

“Nếu không bổ sung vào thì trong quá trình xây dựng đề án này tôi sợ không được chặt chẽ, không bảo đảm được quyền của những người tham gia tố tụng”, đại biểu này nói.

ĐBQH đề nghị làm rõ “lùm xùm” liên quan đến từ thiện

Chủ nhật, 24/10/2021 | 11:37
“Các cơ quan cần vào cuộc mạnh mẽ vấn đề này một cách kịp thời hơn để làm rõ, trả lời cho công luận, cử tri biết ai đúng, ai sai”, ĐB Phan Thái Bình đề nghị.

[E] "Nâng trên và đỡ dưới" nhìn từ việc thí điểm cơ chế đặc thù 4 tỉnh, thành

Chủ nhật, 24/10/2021 | 06:35
ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng việc xem xét cơ chế đặc thù 4 địa phương là do vấn đề phát sinh từ thực tiễn, chưa có tiền lệ nên phải thí điểm.

Phiên tòa trực tuyến là nhu cầu tất yếu

Thứ 7, 23/10/2021 | 18:37
Tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo việc duy trì có hiệu quả các hoạt động tư pháp trong tình hình hiện nay.

Khắc phục những bất cập sau 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ 5, 21/10/2021 | 17:49
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết.
Cùng tác giả

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.