ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Nguyễn Hoàng Yến
Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
7
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Dự án chậm tiến độ: Chuyện dài và buồn…

Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV, thảo luận ở tổ sáng 24/7 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhiều ĐBQH đã phản ánh một số bất cập về thực trạng đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020, trong đó chậm tiến độ là câu chuyện phổ biến.

Chia sẻ tại buổi thảo luận, đại biểu Đặng Ngọc Huy (ảnh trên) nói: “Anh em Hà Nội vẫn đùa vui là nhờ có đường sắt trên cao (do chậm tiến độ nhiều năm – PV) mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”, để nhấn mạnh câu chuyện này.

“Cảng hàng không quốc gia Long Thành (tỉnh Đồng Nai) được Quốc hội quyết định lâu rồi nhưng bây giờ vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong. Một số dự án phải điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư công lên rất cao như dự án đường sắt trên cao điều chỉnh mấy lần, bộ Giao thông Vận tải nhiều lần hứa hẹn nhưng đến nay cũng chưa biết bao giờ được chạy”, vị ĐBQH kiêm Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Quảng Ngãi nêu ý kiến.

Đối với tỉnh Quảng Ngãi, đại biểu Huy chia sẻ: Dự án trung tâm Y tế quân dân y kết hợp huyện đảo Lý Sơn được đưa vào danh mục vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn đầu tư 287 tỷ đồng.

Nhưng giai đoạn 2016-2020 Quảng Ngãi chỉ được bố trí 40 tỷ đồng, bây giờ chuyển sang giai đoạn chuyển tiếp 2021-2025 được bố trí thêm 121 tỷ nữa, tổng mức đầu tư được nhận là 161,9 tỷ đồng. Vậy, ngân sách địa phương của Quảng Ngãi phải bù gần 100 tỷ đồng nữa.

Từ đó, ông Huy đề nghị việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách TW phải tuân thủ trình tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về đầu tư, đảm bảo các dự án đúng tiến độ, tránh dàn trải lãng phí.

Cũng nói về câu chuyện chậm tiến độ, đại biểu Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) nêu thực trạng về dự án đường cao tốc tuyến Bắc Nam phía Đông được triển khai từ năm 2014.

“Khi còn là ĐBQH khoá 14, tôi chứng kiến nhiều vị ĐBQH ở đây đã biểu quyết và thông qua. Khi Chính phủ trình lên, lý lẽ rất thuyết phục rằng đây là dự án trọng điểm, có tác động lan toả đến kinh tế vùng và đất nước, dự kiến năm 2021 sẽ đưa vào sử dụng. Nhưng đến nay, dự án vẫn đang trong giai đoạn thực hiện việc đấu thầu”, ông Sỹ nói.

Hay dự án Bến Thành - Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) đã đội vốn gần gấp 3 lần, từ 17.000 tỷ đồng lên 47.000 tỷ đồng. Vị ĐBQH đoàn Sơn La nêu thực trạng, đồng thời kiến nghị Chính phủ nên có đánh giá chi tiết về vấn đề này.

Tiêu điểm - ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Đại biểu Quốc hội Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) - Ảnh: H.Y

Đây không chỉ là câu chuyện của một vài dự án mà là tình trạng phổ biến tại nhiều dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

Sáng cùng ngày, khi đọc tờ trình báo cáo trước Quốc hội về “Tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến giai đoạn 2021-2025”, Chính phủ đã xin ý kiến Quốc hội “cho phép kéo dài kế hoạch vốn các năm 2017, 2018 sang giai đoạn 2021-2025 của 12 dự án với số vốn là 4.118,884 tỷ đồng.

Mặc dù, theo quy định tại Điều 101 luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, các dự án trên không thuộc kế hoạch vốn năm 2017, 2018 nên không thuộc đối tượng được phép kéo dài.

Phát biểu thảo luận tại tổ sáng 24/7, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Ninh Bình, Bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình) nêu quan điểm: “Nếu theo luật đầu tư công là không được thực hiện, tuy nhiên nếu chúng ta lại đẩy sang giai đoạn mới thì sẽ vừa áp lực về tiến độ vừa áp lực cho vốn đầu tư công của giai đoạn mới”.

Đánh giá về thực trạng này, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc chậm trễ là do yếu kém trong tổ chức thực hiện; chậm tiến độ giải phóng mặt bằng; chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư; chất lượng dự án chưa đảm bảo, phải điều chỉnh dự án nhiều lần; bố trí vốn không kịp thời; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý chưa đáp ứng yêu cầu… Đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt để khắc phục trong thời gian tới.

Thẩm định dự án chưa sát thực, nhiều bất cập về nguồn vốn và nợ vay

Đây cũng là vấn đề nổi cộm trong công tác triển khai dự án đầu tư công hiện nay. ĐBQH Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) nêu vấn đề, nhiều dự án phải chuyển từ nguồn vốn đầu tư đối tác công tư (PPP) sang nguồn vốn ngân sách TW cho thấy việc đề xuất dự án ban đầu không sát thực.

“Cần làm rõ hơn trách nhiệm của cá nhân tổ chức trong việc lập, thẩm định dự án, bởi vì sau khi loại trừ các yếu tố khách quan ra vẫn cần đánh giá yếu tố chủ quan”, ông Sỹ nhận định.

Trong khi đó, đại biểu Đặng Ngọc Huy của đoàn Quảng Ngãi lại nêu một bất cập trong bố trí nguồn vốn. Ông Huy nói, Quảng Ngãi được TW thông báo cho kế hoạch đầu tư công trung hạn bằng nguồn vốn địa phương của tỉnh Quảng Ngãi là 15.214,2 tỷ đồng.

Nhưng tỉnh Quảng Ngãi đang xây dựng mức vốn trong giai đoạn này 23.352,8 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch & Đầu tư lại yêu cầu tỉnh phải xây dựng kế hoạch đầu tư công của tỉnh bằng đúng số mà TW thông báo chứ không được quyền quyết định.

“Theo luật Tổ chức chính quyền địa phương và luật Đầu tư công, thẩm quyền quyết định ngân sách đầu tư của địa phương bằng nguồn ngân sách địa phương thuộc HĐND tỉnh. Tôi kiến nghị bộ Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu, thực hiện theo đúng luật Đầu tư công và luật Tổ chức chính quyền địa phương”, vị ĐQQH đoàn Quảng Ngãi nêu ý kiến.

Cũng tham gia thảo luận tại tổ sáng 24/7, đại biểu Đinh Việt Dũng (đoàn Ninh Bình) cho hay: Một trong những vấn đề cử tri trăn trở là luật Đầu tư công 2014 quy định, tất cả các khoản nợ đọng được xác định trước 1/1/2015. Luật quy định rất rõ, hướng dẫn rất rõ; tuy nhiên việc xác định nợ tại các địa phương lại rất khó khăn. Đến thời điểm này, tôi cho rằng các địa phương cũng chưa thể thống kê được hết các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm của ngân sách TW.

Tiêu điểm - ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú” (Hình 2).

ĐBQH Đinh Việt Dũng (đoàn Ninh Bình) - ảnh: H.Y

Trong báo cáo của Chính phủ lần này có nói trong giai đoạn 2016-2020 đã giải quyết triệt để (tức toàn bộ) nợ đọng xây dựng cơ bản nhưng tôi cho rằng việc giải quyết này chưa được triệt để, chắc chắn còn rất nhiều khoản nợ chưa được xác định.

“Luật quy định rất rõ, thứ tự ưu tiên trong bố trí kế hoạch đầu tư công hàng năm hay trung hạn thì ưu tiên số 1 là trả nợ. Việc xác định nợ không rõ ràng dẫn đến không giải quyết được triệt để việc trả nợ đọng xây dựng cơ bản, không xác định được rõ nguồn vốn đầu tư. Tôi đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ có giải trình và làm rõ việc xác định nợ”, vị đại biểu kiêm Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình kiến nghị.

Xem thêm: Học phí phải là rào cản tránh việc học đại học trở thành “học đại”

12 dự án của giai đoạn 2016-2020 xin kéo dài kế hoạch vốn bao gồm:

  1. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành của tỉnh Đồng Nai;
  2. Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận;
  3. Dự án xây dựng tuyến nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
  4. Dự án đầu tư xây dựng Nâng cấp đê Tả sông Luộc kéo dài (đoạn từ K120+600 đê tả sông Hồng đến K20+700 đê tả sông Luộc), tỉnh Hưng Yên;
  5. Dự án Hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tỉnh Quảng Bình;
  6. Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận;
  7. Dự án nâng cấp đường ĐT.724 và xây dựng 03 cầu, thông tuyến đường ĐT.721 tỉnh Lâm Đồng;
  8. Dự án đường tỉnh 922, thành phố Cần Thơ;
  9. Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận;
  10. Dự án bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh;
  11. Dự án bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh cơ sở 2;
  12. Dự án bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 của bộ Y tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…

Tránh tình trạng luật vừa ban hành đã thấy “vướng”

Thứ 5, 22/07/2021 | 07:22
Đây là kiến nghị của ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga khi bàn về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Đường sắt trên cao chậm tiến độ, thành chợ cây chơi Tết

Thứ 5, 04/02/2021 | 11:52
Hiện tại, tận dụng vỉa hè quanh nhà ga Cát Linh và ga Láng (Hà Nội), nhiều tiểu thương bày bán cây cảnh Tết Nguyên đán 2021.

Cử tri kiến nghị đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông

Thứ 2, 06/07/2020 | 11:43
Sáng 6/7, HĐND TP.Hà Nội tiến hành kỳ họp 15, khoá XV. Bà Nguyễn Lan Hương -  Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP.Hà Nội - đã báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp. Trong đó, có ý kiến cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Cát Linh - Hà Đông để phục vụ người dân Thủ đô.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.