Đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá sách giáo khoa

Đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá sách giáo khoa

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 2, 19/09/2022 19:01

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách giáo khoa quyết định giá bán cụ thể.

Ngày 19/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đề xuất đưa ra khỏi danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp.

Có thể kể đến như: một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán (trừ dịch vụ do nhà nước cung cấp); thuốc lá điếu sản xuất trong nước; dịch vụ quy hoạch; thù lao công chứng; nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng…

Bên cạnh đó, Chính phủ đề nghị bổ sung 2 mặt hàng vào danh mục gồm sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh sản xuất.

Tiêu điểm - Đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Về đề nghị bổ sung vấn đề sách giáo khoa, ông Phớc cho biết do đây là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân. Mặt hàng này được Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị bổ sung vào danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Tại Nghị quyết kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thống nhất yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá. Việc định giá mặt hàng này sẽ giao do Bộ Giáo dục và đào tạo định giá cụ thể.

Thẩm tra về giá sách giáo khoa, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho rằng, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu.

Giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Tiêu điểm - Đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá sách giáo khoa (Hình 2).

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa sách giáo khoa.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đơn vị được phép phát hành sách, thị trường có tính cạnh tranh. Do vậy, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo, Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa, không ấn định giá để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm và quyền lợi của người dân. Đồng thời cần kiểm soát việc tổ chức thực hiện, bảo đảm không để thông đồng giá.

Tham gia thảo luận về dự án Luật, đa số ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất sửa đổi Luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực giá. Các đại biểu đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị công phu, hồ sơ dự án Luật tương đối đầy đủ theo quy định.

Có ý kiến cho rằng, phạm vi sửa đổi của Luật Giá có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành, liên quan đến nhiều Luật sẽ sửa đổi trong thời gian tới, vì vậy cần nghiên cứu, rà soát kỹ để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định về quản lý Nhà nước về giá, hạn chế việc phân công quá cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, vì những điều này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ.

Dự kiến, dự án Luật Giá (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.