"Đệ nhất trà" của Việt Nam được làm thế nào?

Thứ 4, 10/06/2020 | 10:00
0
Để làm ra được 1kg trà sen, người nghệ nhân cần từ 1000 đến 1200 bông sen và phải trải qua 7 lần tẩm ướp với quy trình rất kỳ công, tỉ mỉ. Tất cả các công đoạn này đều được thực hiện thủ công.

Video:

Quá trình làm ra đệ nhất trà ở Việt Nam

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào?

Gia đình bà Nguyễn Thị Dần (97 tuổi) sống tại 33 Tô Ngọc Vân, Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) có 4 đời làm trà sen truyền thống.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 2).

Bà Dần cũng chính là nghệ nhân làm trà sen lớn tuổi nhất Hà Nội. Hiện nay, do tuổi cao sức yếu, bà Dần truyền lại nghề làm trà sen cho con cháu.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 3).

Đến nay, người tiếp quản cơ nghiệp này là cô Ngô Thị Thân (con gái bà Dần).

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 4).

Hiện nay, trà sen Tây Hồ được chia làm 2 loại: trà sen truyền thống và trà sen ướp xổi. Nếu trà sen ướp xổi là loại trà mới được làm cách đây 2 – 3 năm thì trà sen truyền thống là loại trà đã có từ rất lâu. 

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 5).

Với trà sen ướp xổi, cách ướp rất đơn giản, trà được bỏ vào trong bông sen, sau đó dùng lá sen bọc chặt bên ngoài. Bông sen sau khi bọc chè sẽ được ngâm một đêm để hương sen thấm đều vào chè. Loại trà sen này thường được bán lẻ với giá khoảng 35.000 đồng/bông (pha được 2 ấm trà).

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 6).

Về trà sen truyền thống, để làm ra được 1kg trà sen, nghệ nhân cần từ 1000 – 1200 bông sen. Theo đó, sen ướp trà phải là những bông sen mọc trong đầm làng Quảng Bá, sen phải được hái trước lúc mặt trời mọc sau đó mang về tách lấy gạo rồi mới đem ướp.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 7).

Trong quá trình làm ra trà sen thì việc lấy gạo sen là công đoạn khó nhất, người nghệ nhân phải khéo tay, nhanh mắt để gạo không bị nát, giữ nguyên mùi thơm đặc trưng của sen.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 8).

Làm trà sen ngoài kỹ thuật còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng công đoạn. Ví như, việc lấy gạo sen, nếu người làm chỉ cần sơ suất một chút là hạt gạo sẽ nát, bay mất hương thơm, khi ướp trà sẽ không đảm bảo chất lượng.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 9).

Gạo sen được ví như túi hương của hoa, được nghệ nhân tách riêng dùng để ướp trà.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 10).

Ướp trà sen phải thao tác đủ 7 lần ướp, cứ một lượt gạo lại 1 lượt chè, ướp xong mang đi sấy khô, mỗi lần sấy xong lại sàng lọc và thêm vào một lượt gạo mới, cứ như vậy đến khi nào đỏ chè, chè có mùi thơm hòa quyện với sen.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 11).

Chè được chọn phải là chè Tân Cương (Thái Nguyên) cánh nhỏ, thẩm hương vừa độ. Trà sen đạt chất lượng là nước trà trong xanh, khi uống có vị chát sau đó ngọt đượm hương sen trong miệng.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 12).
Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 13).

Điểm đặc biệt của trà sen là tất cả các công đoạn đều được làm thủ công với toàn bộ nguyên vật liệu là thiên nhiên, không hóa chất. 

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 14).

Trà sen Tây Hồ truyền thống được bán với giá rất cao khoảng 700.000 đồng/lạng. Thường phục vụ cho đối tượng khách sành về các loại trà hoặc làm quà biếu, bán cho khách nước ngoài…

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 15).

Ở Hà Nội, số nghệ nhân gắn bó với nghề này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tin nhanh - 'Đệ nhất trà' của Việt Nam được làm thế nào? (Hình 16).

Chính vì thế, dù có giá đắt đỏ bậc nhất thị trường nhưng không phải ai có tiền cũng có “duyên” thưởng thức loại trà hảo hạng được ví như “đệ nhất trà" này.

Hữu Thắng - Phương Dung

Trắng đêm tháo dỡ hàng rào đường đua F1

Chủ nhật, 07/06/2020 | 10:31
Sau gần 3 tháng hoãn do dịch Covid-19, tối 6/6 các công nhân bắt đầu việc thực hiện tháo dỡ hàng rào đường đua F1. Việc tháo dỡ chỉ được thực hiện trong đêm và trong khoảng thời gian 1 tháng.

Đâu là lô "đất vàng" 8000m2 sắp bị thu hồi tại Hà Nội?

Thứ 7, 06/06/2020 | 12:47
Lô “đất vàng” 8.000 m2 nằm ngay giữa đường Phạm Hùng giao với đường Dương Đình Nghệ bị sử dụng sai mục đích và dự kiến sẽ bị thu hồi trong tháng 6.
Cùng tác giả

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang sau 3 đời Chủ tịch

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:48
Bắt đầu khởi công từ khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn đương chức, gần 4 năm trôi qua dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn chưa thể về đích.

Hà Nội: Trao quà cho 100 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:36
UBND Tp.Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và tháng công nhân năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Đất "vàng" ghi tên Tân Hoàng Minh bị "hô biến" thành bãi trông xe

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:02
Khu đất “vàng” đã bỏ không nhiều năm nay nằm cạnh hồ Tây (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) được rào chắn với bảng hiệu Tân Hoàng Minh bất ngờ trở thành bãi xe ôtô.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng Lễ hội đền Hùng

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:52
Hàng vạn người dân đổ về Công viên Văn Lang (Tp.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để chứng kiến màn bắn pháo hoa chào mừng Lễ hội đền Hùng 2024.
Cùng chuyên mục

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang sau 3 đời Chủ tịch

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:48
Bắt đầu khởi công từ khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn đương chức, gần 4 năm trôi qua dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn chưa thể về đích.

Hải Phòng: Gặp gỡ những người góp công vào Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:33
Có gần 2.500 người con của Tp.Hải Phòng đã trực tiếp tham gia làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu”.
     
Nổi bật trong ngày

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Phát triển đô thị biển Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:30
Cửa Lò nổi lên với sức sống, sự năng động của một đô thị du lịch biển được ví là “viên ngọc xanh xứ Nghệ”.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang sau 3 đời Chủ tịch

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:48
Bắt đầu khởi công từ khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn đương chức, gần 4 năm trôi qua dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn chưa thể về đích.