Để tài nguyên rừng trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng

Nguyễn Phương Anh
Thứ 3, 09/05/2023 | 17:00
0
Đi cùng xu thế phát triển lâm nghiệp thế giới, rừng được xem là nguồn sinh kế bền vững của nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngày 9/5/2023 tại Lào Cai, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tỉnh uỷ Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng và trao đổi những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới, phục vụ công tác sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 

Kinh tế vĩ mô - Để tài nguyên rừng trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng

Toàn cảnh hội nghị.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, ông Đặng Xuân Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, tỉnh Lào Cai mong muốn cùng với các bộ, ngành, các địa phương trong vùng, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia thảo luận, cùng góp ý kiến, đề xuất với Trung ương những ý tưởng mới, cách làm sáng tạo, giải pháp chiến lược trong công tác quản lý.

Theo ông Phong, bảo vệ phát triển rừng để tài nguyên rừng trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế phù hợp với xu thế phát triển lâm nghiệp thế giới, là nguồn sinh kế bền vững của nhân dân và đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13 nêu rõ Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm 14 tỉnh, diện tích đất có rừng gần 5,4 triệu ha, chiếm khoảng 37% diện tích đất có rừng cả nước; tỉ lệ che phủ là 54,02%, cao hơn nhiều mức bình quân chung toàn quốc (42%), 7/14 địa phương có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc

Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. 

Kinh tế vĩ mô - Để tài nguyên rừng trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng (Hình 2).

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, Vùng có nhiều địa phương thuộc diện khó khăn, chỉ 1/14 tỉnh có thu nhập bình quân đầu người năm 2022 trên bình quân cả nước (tỉnh Thái nguyên GRDP: 4.831USD/người/năm); 7/14 tỉnh có thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm 10 tỉnh thấp nhất cả nước; là vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với trên 30 dân tộc cùng sinh sống; hạ tầng phát triển còn chậm.

Ông Tuấn Anh nhấn mạnh, trong 5 năm qua, các địa phương trong Vùng đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là Chỉ thị số 13 và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 

Ngành lâm nghiệp đã có bước phát triển khá, từng bước khẳng định được vị thế, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, góp phần nâng cao đời sống người dân. 

Diện tích rừng trồng tăng lên; diện tích rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học được bảo vệ khá tốt, độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước trên 12% (đạt 54,2%), tăng 0,6% so với trước khi có Chỉ thị 13. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển khá. Các cơ chế, chính sách về phát triển lâm nghiệp từng bước được hoàn thiện.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng chỉ ra những hạn chế, vướng mắc cần tiếp tục khắc phục như: Vẫn còn để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, đặc biệt là phá rừng tự nhiên; việc phân cấp quản lý rừng đặc dụng hiện nay vẫn còn bất cập. 

Tại hội nghị, các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đã trình bày Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13 đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các địa phương trong việc thực hiện Chỉ thị 13, đồng thời đề xuất quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh đồng tình với các kiến nghị, đề xuất và nhấn mạnh một số nội dung.

Thứ nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh; tình trạng di dân tự do. 

Thứ hai, có cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng: đổi mới chính sách đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ và sản phẩm gỗ; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng. 

Thứ ba, các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển bền vững dịch vụ môi trường rừng; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho thị trường tín chỉ các-bon ở Việt Nam. 

Thứ tư, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, bảo đảm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 theo cam kết quốc tế tại COP26 về biến đổi khí hậu. 

Thứ năm, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cần có chính sách đủ mạnh để thúc đẩy phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển giống, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cơ giới hóa trong lâm nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản. 

Thứ sáu, về an sinh, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.

Thứ bảy, hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Buộc doanh nghiệp đào bới 30ha đất rừng phải khôi phục nguyên trạng

Chủ nhật, 07/05/2023 | 12:39
Để 2 doanh nghiệp chăn nuôi lợn chuyển đổi hơn 30 ha đất rừng, đào bới, san lấp hàng nghìn m3 đất núi trái phép, chính quyền mới xử phạt và bắt khôi phục hiện trạng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn chưa có đơn hàng mới

Thứ 5, 04/05/2023 | 12:14
4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 15,66 tỷ USD, trong đó Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Hiệu quả của liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn ở Sơn La

Thứ 5, 04/05/2023 | 15:00
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp giúp gia tăng chuỗi giá trị cho ngành nông nghiệp, hướng đến phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Phòng cháy rừng mùa khô tại vườn chim duy nhất trong thành phố ở ĐBSCL

Chủ nhật, 02/04/2023 | 16:00
Nắng nóng kéo dài khiến vườn chim quý hiếm ở ĐBSCL đang trong tình trạng cảnh báo cháy rừng, các lực lượng tại đây đã phải túc trực làm nhiệm vụ xuyên suốt.

Cam kết bảo vệ các khu rừng trên Trái đất trong Hội nghị COP 26

Thứ 4, 03/11/2021 | 11:04
Theo AP, nước Anh đã ca ngợi cam kết của hơn 100 quốc gia chấm dứt nạn phá rừng trong thập kỷ tới là thành tựu lớn đầu tiên của COP 26.
Cùng tác giả

Tự tin về tầm vóc lúa gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế

Thứ 6, 01/12/2023 | 15:26
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, chất lượng và vị thế gạo Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế sau khi được vinh danh tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2023.

BAF rót thêm vốn mở thêm công ty về logistic

Thứ 6, 01/12/2023 | 12:00
Dự kiến BAF sẽ thành lập công ty trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải trong tháng 12 tới đây với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 9 tỷ USD trong năm 2023

Thứ 6, 01/12/2023 | 09:45
Tháng 11/2023, trừ nhuyễn thể có vỏ, xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch đều cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái trong đó cá ngừ tăng mạnh nhất với 26%.

Sắp ký thêm 4 nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thứ 5, 30/11/2023 | 19:56
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nghị định thư xuất khẩu chính ngạch dược liệu, dừa, dưa hấu, hoa quả đông lạnh sang Trung Quốc có thể được ký từ nay đến cuối năm.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản đem về 4,79 tỷ USD trong tháng 11

Thứ 5, 30/11/2023 | 15:57
Nhìn chung, các nhóm hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng mạnh nhất ở nhóm nông sản với 24,7%.
Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế VAT

Thứ 5, 30/11/2023 | 11:03
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ Thông tư số 83 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.

Đà Nẵng chính thức phê duyệt quy hoạch đô thị huyện lỵ Hòa Vang

Thứ 4, 29/11/2023 | 22:10
Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị huyện lỵ Hòa Vang theo tỷ lệ 1/2000.

Xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến đạt 270,45 tỷ USD từ đầu năm

Thứ 4, 29/11/2023 | 16:27
Tính đến hết ngày 15/11/2023, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 270,45 tỷ USD, chiếm 88,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng ước đạt 4.420 nghìn tỷ đồng

Thứ 4, 29/11/2023 | 16:06
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng đầu năm ước đạt 4.420 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, phần tăng đến từ nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm.

Lạm phát cơ bản 11 tháng đầu năm tăng 4,27%

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:51
Do bình quân giá xăng dầu và gas trong nước giảm, bình quân 11 tháng, lạm phát cơ bản tăng 4,27% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,22%).
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 1/12: Vàng ổn định sau chuỗi ngày biến động

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:15
Giá vàng thế giới không biến động nhiều và vẫn neo ở mức cao nhất trong gần 7 tháng qua. Trong nước, giá vàng cũng chủ yếu đi ngang so với hôm qua.

Du lịch Bình Thuận tăng trưởng ấn tượng

Thứ 6, 01/12/2023 | 19:45
Hết tháng 11, ngành du lịch Bình Thuận đã vượt chỉ tiêu đề ra, lượng khách tăng 16,4%, riêng khách nước ngoài tăng gấp 2 so với năm ngoái.