Đề thi THPT Quốc gia năm dễ năm "hóc búa" khó đạt chuẩn đầu ra

Đề thi THPT Quốc gia năm dễ năm "hóc búa" khó đạt chuẩn đầu ra

Đặng Ngọc Thuỷ

Đặng Ngọc Thuỷ

Thứ 2, 09/07/2018 18:43

"Kết quả thi THPT Quốc gia để đảm bảo mục tiêu trước hết là xét tốt nghiệp THPT,. Việc ra đề thi năm dễ năm khó sẽ ảnh hưởng tới quá trình ôn thi của các thí sinh", ông Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học nhận định.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018, bộ Giáo dục & Đào tạo tiếp tục duy trì kỳ thi kép, dùng kết quả thi THPT Quốc gia vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học.

Không hợp lý khi dùng xét tuyển ĐH

Việc thực hiện kỳ thi kép đã phát huy mục tiêu đặt ra là tiết kiệm thời gian, chi phí khi phải tổ chức hai kỳ thi so với những năm trước đó. Tuy nhiên, đề thi của kỳ thi kép nảy sinh nhiều vấn đề, khi việc ra một đề thi áp dụng cho 2 đối tượng. Hơn nữa, sự thiếu ổn định của đề thi, năm dễ năm khó sẽ ảnh hưởng đến việc dạy và học.

Đề thi THPT Quốc gia năm dễ năm 'hóc búa' khó đạt chuẩn đầu ra

TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học.

Trao đổi với PV, ông Lê Viết Khuyến- nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học nhận định: "Kỳ thi THPT Quốc gia đúng như tên gọi, là kỳ thi để đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất là tốt nghiệp THPT, rồi đến mục tiêu thứ 2 là xét tuyển ĐH. Như vậy, dùng kết quả kỳ thi này để xét ĐH là không hợp lý và không phải mọi trường đều có thể sử dụng triệt để kết quả kỳ thi này để xét tuyển ĐH.

Cụ thể, với những trường đại học top trên, điểm đầu vào rất cao, hay đối với những trường rất đặc thù về năng khiếu, nhà trường nên có thêm 1 kỳ thi nữa để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Ở nước ta, luật Giáo dục ĐH có Điều 34 nêu: Việc xét tuyển vào ĐH do các trường ĐH quyết định. Nhưng thực tế các trường ĐH không dùng quyền đó của mình nên gây ra khó khăn trong mấy năm qua, đặc biệt với trường top trên".

Ông Khuyến cho biết thêm: "Ở nước ngoài, người ta vẫn áp dụng thi hai vòng như vậy để đảm bảo đúng chất lượng đầu vào. Điều này cũng giúp các em hiểu đúng về năng lực và ngành học của mình".

“Kỳ thi kép đã đạt mục tiêu tiết kiệm, nhưng không vì thế mà bỏ qua yếu tố chất lượng. Chất lượng mới là mục tiêu cao nhất”, ông Khuyến nhấn mạnh.

Khó khăn cho dạy và học

Việc ra đề thi năm dễ năm khó, TS. Lê Viết Khuyến nhận định: "Chắc chắn một điều, việc ra đề thi năm dễ năm khó sẽ ảnh hưởng tới quá trình ôn thi của các thí sinh. Các em ôn thi thường căn cứ vào đề thi năm trước để ôn, như vậy sẽ gây khó khăn cho cả việc dạy và học".

"Để xét đề thi khó hay dễ, phải xét xem nó có đạt yêu cầu chuẩn đầu ra hay không. Đề thi hiện nay vẫn bị đánh giá theo cảm tính cá nhân, người nói dễ người bảo khó. Nếu để xét đúng đề thi dễ hay khó cần căn cứ vào một chuẩn đầu ra.

Đề thi THPT Quốc gia năm dễ năm 'hóc búa' khó đạt chuẩn đầu ra (Hình 2).

Học sinh loay hoay theo đề thi mỗi năm.

Đề thi đó có đạt mục tiêu chuẩn đầu ra hay không. Nếu đề thi cao hơn hay thấp hơn chuẩn đầu ra, quá dễ hoặc quá khó như vậy là không đạt yêu cầu. Chuẩn đầu ra của các môn thi hay điểm tốt nghiệp cần đảm bảo mức điểm 5. Hiện nay chỉ áp dụng mức gọi là qua điểm liệt, như vậy sao đủ chuẩn đầu ra?".

Theo thông tin chính thức từ bộ GD&ĐT, điểm thi THPT Quốc gia sẽ được công bố vào ngày 11/7, thí sinh có thể tra cứu điểm thi để có phương án lựa chọn trường xét tuyển ĐH.

Xem thêm: Chấm thi THPT Quốc gia 2018: Mỏi mắt tìm điểm 10 môn Toán

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.