Đề xuất 2 phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng BHYT hộ gia đình

Đề xuất 2 phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng BHYT hộ gia đình

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 7, 09/05/2020 07:00

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

Chính sách - Đề xuất 2 phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng BHYT hộ gia đình

Đề xuất 2 phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng BHYT hộ gia đình. (Ảnh minh họa)

Tại điều 4 và điều 5 của dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã đưa ra các phương án về đối tượng và mức giảm trừ đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Cụ thể, về đối tượng được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (hướng dẫn Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), Bộ Y tế đề nghị 2 phương án.

Phương án 1, giảm trừ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Phương án 2, giảm trừ đối với tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Giảm trừ đối với tất cả các đối tượng, gồm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Trong 2 phương án trên, Bộ Y tế dự kiến đề xuất theo phương án 2 vì đã xếp chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ đối tượng qui định quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trong cùng 1 điều (Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), nên nếu tách ra thực hiện theo phương án 1 sẽ không nhất quán về khái niệm “hộ gia đình”.

Về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, theo Bộ Y tế, thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Bộ dự kiến đề xuất 2 phương án giám trừ gồm:

Phương án 1, giảm trừ ngay khi từ người thứ hai trong hộ gia đình phải tham gia theo hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình trở đi tham gia.

Phương án 2, giảm trừ sau khi có đủ tất cả các thành viên hộ gia đình đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trong năm tài chính.

Bộ dự kiến đề xuất theo phương án 2 vì theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế “Bảo hiểm y tế là hình thức bắt buộc được áp dụng với tất cả các đối tượng theo quy định của luật này để …”. Do đó, để bảo đảm thực hiện việc giảm trừ có tính “bắt buộc” (chế tài) đối với hộ gia đình, tránh tình trạng chỉ khi ốm đau mới tham gia và không tham gia đầy đủ.

Số kinh phí được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế (nếu theo Phương án 2 Khoản 2 Điều này) được thực hiện như sau: Khi thành viên cuối cùng của hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giảm trừ kinh phí cho đại diện hộ gia đình đó.

Thời gian thực hiện giảm trừ được thực hiện ngay tại thời điểm thành viên cuối cùng của hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính.

Số kinh phí giảm trừ được xác định theo từng thời điểm của mỗi thành viên đóng, bằng: Số tiền đóng của người được giảm trừ nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế nhân với mức giảm trừ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP nhân số tháng tham gia bảo hiểm y tế của mỗi thành viên hộ gia đình.

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.