Đề xuất những loại lâm sản phải thực hiện thủ tục xác nhận nguồn gốc

Đề xuất những loại lâm sản phải thực hiện thủ tục xác nhận nguồn gốc

Thứ 3, 23/08/2022 | 15:55
0
Tại Chương IV của dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định về đối tượng, trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc lâm sản.

Ngày 20/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đăng tải "dự thảo tờ trình, dự thảo thông tư Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản" để các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan cho ý kiến góp ý.

Điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mới phát sinh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, quy định đánh số hiệu đối với gỗ rừng trồng có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 mét trở lên khi lập Bảng kê lâm sản không phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động mua bán, vận chuyển, chế biến. Quá trình khảo sát, đánh giá cho thấy, đối với gỗ rừng trồng có đường kính đầu nhỏ dưới 10 cm thì chủ gỗ hoặc chủ rừng chủ yếu sử dụng phương thức cân để xác định trọng lượng gỗ khi bán cho các cơ sở chế biến gỗ (sản xuất dăm gỗ, gỗ bóc), trị giá nguyên liệu gỗ rừng trồng đối với gỗ có đường kính đầu nhỏ dưới 10 cm chủ yếu được xác định theo trọng lượng gỗ (VNĐ/tấn) nên không cần thiết phải đánh số hiệu từng khúc, lóng khi lập Bảng kê lâm sản.

Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT, bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật và một điều của một văn bản quy phạm pháp luật; cắt giảm 15 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó: Ba TTHC cấp trung ương, 7 TTHC cấp tỉnh, 4 TTHC cấp huyện, 1 TTHC cấp xã. Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT đã đơn giản hóa và bãi bỏ nhiều TTHC, cơ chế quản lý Nhà nước về khai thác, vận chuyển, mua bán, kinh doanh, chế biến lâm sản thông thoáng, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm vì vậy các tổ chức, cá nhân lợi dụng một hóa đơn bán lâm sản và hồ sơ lâm sản để thực hiện việc mua bán nhiều lần, không khấu trừ hồ sơ lâm sản dẫn đến tồn trên hồ sơ nhưng thực tế thì không còn (xoay vòng hồ sơ lâm sản), làm tăng nguy cơ gian lận thương mại.

Chủ rừng, chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác lâm sản, tự lập bảng kê lâm sản sau khai thác không phải báo cáo, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Kiểm lâm gây khó khăn cho công tác thống kê sản lượng khai thác dẫn đến số liệu không đầy đủ, thiếu chính xác; ảnh hưởng đến công tác theo dõi, cập nhật diễn biến rừng. Cơ sở chế biến gỗ không phải báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản cho cơ quan Kiểm lâm sở tại gây khó khăn cho công tác tổng hợp, thống kê gỗ tồn kho để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cũng như kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.

Quy định về điều kiện khai thác rừng trồng là rừng sản xuất do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu chưa phù hợp với Luật Lâm nghiệp, cụ thể: Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Lâm nghiệp thì “Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản không quy định phải có sự đồng ý của cơ quan phê duyệt nguồn vốn quyết định mà tổ chức, cá nhân tự quyết định khai thác.

Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT thiếu quy định về trình tự thủ tục khai thác gỗ đối với khai thác cây tái sinh tự nhiên còn sót lại hoặc tái sinh tự nhiên trong rừng trồng sản xuất, các loài cây này sinh trưởng và phát triển cùng với quá trình chăm sóc rừng trồng do tổ chức, cá nhân thực hiện. Tuy nhiên, khi khai thác rừng trồng, tổ chức, cá nhân không dám khai thác hoặc đã khai thác nhưng giữ nguyên tại hiện trường không vận chuyển vì thiếu hướng dẫn về trình tự, thủ tục khai thác nên không có hồ sơ nguồn gốc để đi vào chuỗi cung ứng gỗ, gây lãng phí tài nguyên cũng như ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng rừng.

Về quy định đánh dấu mẫu vật, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định đánh dấu mẫu vật các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc các Phụ lục CITES; sản phẩm gỗ hoàn chỉnh khi mua bán để phục vụ truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, quy định chưa cụ thể, việc quy định đánh dấu trực tiếp lên mẫu vật chưa phù hợp với thực tiễn, do một số mẫu vật không thể đánh dấu trực tiếp như: các loài rắn, các loại bò sát khác có kích thước nhỏ...

"Căn cứ quy định pháp lý và thực tiễn nêu trên, việc xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mới phát sinh, phù hợp với Luật Lâm nghiệp, Công ước CITES, Hiệp định VPA/FLEGT, Thỏa thuận giữ Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ hợp pháp, đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tiễn là cần thiết", Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết .

Đối tượng, trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc lâm sản

Tại Chương IV của dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định về đối tượng, trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc lâm sản.

Các loại gỗ phải thực hiện xác nhận nguồn gốc bao gồm: gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước; gỗ thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 Thông tư này (cụ thể là cây gỗ tự nhiên thuộc loài thông thường còn sót lại hoặc tái sinh tự nhiên trong rừng trồng là rừng sản xuất); gỗ có nguồn gốc nhập khẩu sau thông quan từ quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực hoặc gỗ thuộc loài rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của Chính phủ về hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; gỗ của loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES.

Ngoài ra, gỗ xuất khẩu không thuộc những loại trên cũng có thể được thực hiện xác nhận nguồn gốc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

Các loại động vật, thực vật rừng ngoài gỗ phải thực hiện xác nhận nguồn gốc bao gồm: thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES; động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất và sản phẩm của của động vật rừng; động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES.

Về trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc lâm sản, dự thảo nêu rõ, tổ chức, cá nhân nộp một bộ hồ sơ theo quy định đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại (gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện).

Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc lâm sản, gồm: bản chính Giấy đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ; bản chính Bảng kê lâm sản; bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp; bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản hoặc Phiếu theo dõi xuất lâm sản trong trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh có hoạt động chế biến, mua bán lâm sản theo dõi nhập, xuất lâm sản bằng sổ điện tử.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn một ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nguồn gốc lâm sản hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận nguồn gốc lâm sản và nêu rõ lý do.

Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản trước khi xác nhận, trong thời hạn một ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản. Trong thời hạn một ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn gốc; trường hợp phức tạp, việc xác minh, kiểm tra nguồn gốc được thực hiện không quá 5 ngày làm việc. Kết thúc xác minh, kiểm tra, Cơ quan Kiểm lâm sở tại lập biên bản kiểm tra gỗ, động vật, thực vật hoang dã.

Trong thời hạn một ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nguồn gốc lâm sản và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận nguồn gốc lâm sản và nêu rõ lý do.

Cơ quan Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xác nhận nguồn gốc lâm sản; cập nhật thông tin sau mỗi lần xác nhận nguồn gốc lâm sản vào bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản hoặc Phiếu theo dõi xuất lâm sản trong trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh có hoạt động chế biến, mua bán lâm sản theo dõi nhập, xuất lâm sản bằng sổ điện tử do chủ lâm sản lập; lập Sổ theo dõi xác nhận nguồn gốc lâm sản; lưu trữ bản sao Bảng kê lâm sản đã xác nhận và bản sao các tài liệu về nguồn gốc lâm sản theo quy định. Sau khi xác nhận, Cơ quan Kiểm lâm sở tại trả lại Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản hoặc Phiếu theo dõi xuất lâm sản cho chủ lâm sản lưu giữ theo quy định.

Tuệ Minh

Bất ngờ nguồn gốc loại xoài mini đang được bán với giá "siêu rẻ"

Thứ 2, 22/08/2022 | 13:24
Những quả xoài này có màu vàng óng, hương thơm nhẹ, vị ngọt đậm, hạt mỏng dính mà giá chỉ từ 40 nghìn đồng/kg. Giá rẻ, ăn ngon nên xoài mút đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng.

Những phong cách thời trang sân bay "làm quá" của người nổi tiếng

Thứ 5, 18/08/2022 | 08:49
Nhiều ngôi sao chọn sân bay làm sàn catwalk bất chấp tính tiện lợi của trang phục,

Hà Nội: Tiếp tục thu giữ gần 11.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Thứ 2, 15/08/2022 | 15:06
Cận Tết Trung thu, lực lượng quản lý thị trường các địa phương tiếp tục phát hiện, thu giữ một số lô hàng bánh kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.
     
Nổi bật trong ngày

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?