Đề xuất thay tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thành “Luật Nguồn nước”

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 21/10/2022 | 13:09
0
Theo GS.TS. Lê Hồng Hạnh mặc dù lấy tên là Luật Tài nguyên nước nhưng nội dung của Luật lại bao trùm ngoài phạm vi của tài nguyên nước.

Ngày 21/10, phát biểu tại tọa đàm góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức, GS.TS Lê Hồng Hạnh (Hội Luật gia Việt Nam) cho rằng cần xem xét lại vấn đề cốt lõi nhất của một văn bản Luật đó là phạm vi điều chỉnh.

Theo đó, ở dự thảo Luật lần này, phạm vi điều chỉnh được ghi nhận là “Luật này quy định về quản lý, điều hoà, phân phối, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”.

GS.TS. Lê Hồng Hạnh cho rằng phạm vi điều chỉnh như vậy là “rất không ổn về kỹ thuật lập pháp và vì thế dẫn đến không thể xác định được phạm vi và các nội hàm cần thiết của Luật.”

“Sau này nếu như ban hành xong Luật, chúng ta tổ chức phổ biến tuyên truyền pháp luật không nhẽ lại mời sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá,… đến để lắng nghe. Phải hiểu rằng đối tượng điều chỉnh của Luật phải là hành vi của con người làm tác động đến nước và nguồn nước”, ông Hạnh nêu vấn đề đồng thời cho rằng cần xem xét, đánh giá lại phạm vi điều chỉnh của Luật.

GS.TS. Lê Hồng Hạnh cũng nhấn mạnh Luật không thể chỉ dừng ở mức kêu gọi, hô hào mà phải cụ thể hóa để điều chỉnh hành vi của con người, làm thế nào để hướng hành vi con người vào những điều mong muốn.

Tiêu điểm - Đề xuất thay tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thành “Luật Nguồn nước”

GS.TS Lê Hồng Hạnh nêu ý kiến tại hội thảo. (Ảnh: Hữu Thắng)

Về tên gọi của dự thảo Luật, ông Hạnh cho rằng cần nghiên cứu kỹ lại tên gọi để phù hợp hơn với nội hàm quản lý, quy phạm của Luật.

Theo đó, mặc dù lấy tên là Luật Tài nguyên nước nhưng nội dung lại bao trùm ngoài phạm vi của tài nguyên nước. Nước được nhắc đến ở đây không chỉ được tiếp cận dưới dạng tài nguyên (được hiểu là tài sản công, sở hữu toàn dân, do Nhà nước thay mặt quản lý) mà còn ở nhiều dạng thức nằm trong sự quản lý của các chủ thể khác nhau mà pháp luật cho phép.

Do vậy, chuyên gia này đề xuất tên gọi “Luật Nguồn nước” thay vì “Luật Tài nguyên nước”.

Bên cạnh đó, ông Hạnh cho rằng một số khái niệm đã được làm rõ trong các đạo Luật khác như “ô nhiễm nguồn nước”, “suy thoái nguồn nước”,… do đó không cần thiết phải nhắc lại trong dự thảo Luật này nếu như vẫn giữ nguyên cách hiểu.

Thêm vào đó, một số khái niệm được đề cập trong dự thảo Luật còn mông lung, chưa rõ cách hiểu, gây khó khăn trong việc áp dụng Luật.

Nêu ví dụ, GS.TS. Lê Hồng Hạnh dẫn lại khái niệm “Cạn kiệt nguồn nước” là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.

“Khái niệm như thế này thì làm sao có thể xác định được hành vi vi phạm làm cạn kiệt nguồn nước. Việc vận dụng khái niệm này phải dựa vào tính toán số liệu cụ thể chứ không thể chỉ nói khơi khơi như vậy”, ông Hạnh nêu ý kiến.

Tiêu điểm - Đề xuất thay tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thành “Luật Nguồn nước” (Hình 2).

Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Hữu Thắng)

Đặc biệt, chuyên gia này cho rằng Dự thảo Luật đã có bước tiến trong việc đề cập đến vai trò của cộng đồng dân cư tuy nhiên quy định cụ thể chưa rõ ràng và phần lớn còn mang tính chất ‘trang trí”.

Cụ thể, việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa được quy định rõ về phạm vi, cách thức lấy ý kiến, tỷ lệ đồng thuận, đảm bảo thông tin cho quá trình lấy ý kiến,…

Do đó, GS.TS. Lê Hồng Hạnh cho rằng cần bổ sung các quy định cần thiết vào dự thảo Luật để đảm bảo thực sự vai trò tham gia của cộng đồng dân cư trong các vấn đề liên quan đến nguồn nước.

“Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong hoạch định chiến lược phát triển đất nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 10:04
Theo PGS.TS. Lê Bắc Huỳnh, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hiện tại hoàn toàn thiếu các quy định nhằm nhìn nhận tài nguyên nước là một loại tài sản công.

“Bộ TN&MT đang như chiến sĩ không súng trên mặt trận nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 11:06
Theo TS Nguyễn Đình Ninh, công cụ quản lý lĩnh vực nước thuộc quyền quản lý của các bộ khác, vì thế vị thế trong quản lý của Bộ TN&MT rất mờ nhạt.

Bộ TN&MT: Cần phải sửa đổi Luật để đảm bảo giá trị tài nguyên nước

Thứ 3, 21/09/2021 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm giải quyết những vướng mắc, hạn chế phát sinh trong thực tế hiện nay.
Cùng tác giả

"Cháy" vé máy bay, Cục Hàng không tiếp tục yêu cầu tăng chuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:11
Dù đã cung ứng thêm nhiều chuyến bay, một số đường bay nội địa từ Hà Nội và Tp.HCM đi, đến các địa phương vẫn có tỉ lệ đặt chỗ từ 90-100% trong các ngày 27/4 và 1/5.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Tài sản Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tăng hơn 1.000 tỷ đồng sau quý I

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Rạng Đông xác định năm 2024 là năm mở đầu bứt phá với mặt bằng tăng trưởng mới 25 - 30%/năm.

Điều chỉnh dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:23
Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 30/4 về điều chỉnh báo cáo khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành.

Cả nước còn hơn 1.000 điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đường sắt

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:15
Dù Bộ GTVT và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp song, trên các tuyến đường sắt hiện còn tồn tại 5 điểm đen, 1.087 điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.
Cùng chuyên mục

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.