Đến năm 2029, 400.000 xe máy xăng tại Tp.HCM sẽ chuyển sang xe điện

Đến năm 2029, 400.000 xe máy xăng tại Tp.HCM sẽ chuyển sang xe điện

Phạm Thị Mỹ Hậu

Phạm Thị Mỹ Hậu

Thứ 5, 17/07/2025 18:15

Tp.HCM đặt mục tiêu đến năm 2029 sẽ chuyển đổi toàn bộ 400.000 phương tiện hai bánh dùng cho dịch vụ giao hàng và vận tải công nghệ sang xe điện, góp phần giảm khí nhà kính, hướng tới cam kết Net Zero và phát triển đô thị bền vững.

Tài xế công nghệ trở thành "đại sứ" xe điện

Nhằm ứng phó với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng tại các đô thị lớn, đồng thời thực hiện cam kết của Việt Nam về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Tp.HCM đang từng bước triển khai Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông. 

Một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe máy xăng đang được sử dụng bởi tài xế công nghệ và nhân viên giao hàng sang xe điện từ nay đến năm 2029.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin vào chiều ngày 16/7, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Kinh tế (thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.HCM HIDS) cho biết, ngay từ giai đoạn xây dựng đề cương, Viện và Sở Xây dựng đã thống nhất chọn nhóm tài xế công nghệ, taxi và xe buýt làm đối tượng ưu tiên kiểm soát khí thải. Đây là các nhóm có tần suất di chuyển cao, phát thải lớn.

Tp.HCM: Đề án kiểm soát khí thải và chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện - Ảnh 1.

Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Kinh tế (thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.HCM) chia sẻ với phóng viên.

Khảo sát của Viện năm 2023 cho thấy mỗi tài xế công nghệ tại Tp.HCM di chuyển trung bình 80 - 120 km/ngày, cao gấp 3-4 lần so với người dân bình thường. Chuyển đổi một chiếc xe của tài xế công nghệ sang xe điện sẽ mang lại hiệu quả giảm phát thải lớn gấp nhiều lần so với xe cá nhân.

Bên cạnh đó, lực lượng tài xế công nghệ hoạt động khắp các tuyến phố, tiếp xúc hàng triệu người mỗi ngày. Họ trở thành “đại sứ” truyền thông tự nhiên cho xe điện khi hình ảnh sạch sẽ, vận hành êm ái và tiết kiệm được lan tỏa qua từng chuyến xe.

Một lợi ích đáng kể khác là chi phí vận hành xe điện rẻ hơn xăng khoảng 80%, giúp mỗi tài xế tiết kiệm 1 - 1,3 triệu đồng mỗi tháng. Trong bối cảnh thu nhập bấp bênh, khoản tiết kiệm này là động lực lớn thúc đẩy quá trình chuyển đổi.

Ngoài ra, thông qua các nền tảng công nghệ như: Grab, Be, ShopeeFood, Ahamove, Viettel Post,… chính quyền có thể dễ dàng tiếp cận, thống kê, giám sát quá trình chuyển đổi. Nhiều doanh nghiệp đã thử nghiệm đội xe điện hai bánh và sẵn sàng mở rộng nếu có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Dù thị trường và công nghệ đã sẵn sàng với sự tham gia của VinFast, Selex Motors, Datbike, Sơn Hà… nhưng bài toán tài chính cho người lao động vẫn là trở ngại lớn. 

Phần lớn tài xế công nghệ không có tài sản đảm bảo hoặc hộ khẩu tại Tp.HCM, nên rất khó tiếp cận vốn vay. Đây là lý do khiến Viện và Sở Xây dựng đề xuất các chính sách hỗ trợ tài chính, là yếu tố then chốt trong giai đoạn đầu triển khai.

Lộ trình chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện

Ông Hải thông tin, theo chỉ đạo từ Ban Cán sự Đảng UBND Tp.HCM ngày 24/6/2024, Đề án kiểm soát khí thải được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ tập trung vào phương tiện công cộng như xe buýt, taxi và xe mô tô công nghệ. Tp.HCM hiện đã chuyển đổi hơn 31% đội xe buýt điện nhờ có sự kiểm soát từ chính quyền, được hỗ trợ hạ tầng bến bãi và trợ giá.

Sở GTVT Tp.HCM cũng đã được giao chủ trì triển khai Đề án, phối hợp cùng Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng làm chủ đầu tư, sử dụng kinh phí từ ngân sách thường xuyên.

Do có điều kiện địa lý biệt lập, Cần Giờ và Côn Đảo được chọn là vùng triển khai thí điểm kiểm soát khí thải và chuyển đổi phương tiện điện trong giai đoạn đầu. Đây là bước đi thử nghiệm quan trọng trước khi nhân rộng toàn Thành phố.

Cụ thể, giai đoạn 1 (đến 12/2026) thí điểm 120.000 xe (30%); Giai đoạn 2 (đến 12/2026) 200.000 xe (50%); Giai đoạn 3 (đến 12/2027) 320.000 xe (80%); Giai đoạn 4 (đến 12/2029) 400.000 xe (100%).

Tp.HCM: Đề án kiểm soát khí thải và chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện - Ảnh 2.

Theo ông Hải thông tin, phạm vi triển khai thực hiện đề án bao gồm toàn bộ Tp.HCM mới (sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) từ tháng 7/2025 đến hết năm 2029.

Tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Tp.HCM ngày 17/7, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM cho kết quả thu nhập trung bình của tài xế công nghệ là 8,7 triệu đồng/tháng, cao hơn mức trung bình cả nước nhưng vẫn thấp hơn tại Tp.HCM. Họ làm việc trung bình 8,8 giờ/ngày, 25,4 ngày/tháng, nhiều người làm cả tháng không nghỉ. Chi phí lớn nhất là tiền xăng (chiếm gần 20% thu nhập), cùng chi phí bảo trì xe khoảng 257.000 đồng/tháng.

Dù nghiên cứu chưa phân tích sâu về chuyển đổi xe điện, nhưng cho thấy tài xế mong muốn có thu nhập ổn định. Do đó, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang xe điện, HIDS đề xuất các hỗ trợ tài chính như: Miễn VAT, phí trước bạ và phí đăng ký biển số cho xe điện hai bánh; Cho vay ưu đãi vi mô, thủ tục đơn giản, có bảo lãnh; Chiết khấu, giảm giá mua xe/pin, bảo hành và bảo hiểm thu nhập chuyên biệt; Hỗ trợ trực tiếp 3 - 4 triệu đồng cho tài xế để mua pin thứ hai, giảm áp lực khấu hao.

Mục tiêu là giảm gánh nặng tài chính, đảm bảo quyền lợi và thu nhập cho tài xế trong quá trình chuyển đổi.

Cũng theo ông Hải, nhóm nghiên cứu đề xuất ngừng ký hợp đồng mới đối với xe máy xăng tham gia dịch vụ từ tháng 1/2026. Từ tháng 12/2029, thành phố cấm hoàn toàn xe xăng chạy dịch vụ vận tải và giao hàng trên địa bàn.

Tp.HCM: Kiểm soát khí thải và chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện - Ảnh 3.Trước khi cấm xe xăng: Còn nhiều việc phải làm

Cấm xe máy dùng động cơ xăng là giải pháp có tính căn cơ, song với điều kiện hiện tại của Hà Nội, các tác động xấu tới người dân và nền kinh tế sẽ lớn hơn khá nhiều so với các tác động tốt.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.