Một bài đăng trên mạng xã hội cho thấy cả hai đang tạo dáng bên con cá đặc trưng bởi cái đầu giống ngựa, đôi mắt lớn và thân dài, mảnh mai.
Một chuyên gia lưu ý rằng một vụ đánh bắt như vậy ở Top End là cực kỳ hiếm.
"Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói có người đánh bắt được cá mái chèo ở khu vực này", Alex Julius, một nhà báo chuyên viết mục câu cá của NT News, cho biết. Ông nói thêm rằng, hầu hết cá mái chèo thường được tìm thấy trôi dạt vào bờ hoặc đã chết.
Tuy nhiên, ông đề cập rằng cá mái chèo không được biết đến vì giá trị ẩm thực của chúng. "Chúng không đặc biệt ngon để ăn, vì có kết cấu giống như thạch", ông giải thích.
Bức ảnh về con cá khổng lồ được đăng trên trang Facebook của Fishing Australia TV vào tối ngày 20/9 đã thu hút 1.300 bình luận và 470 lượt chia sẻ.
Cá mái chèo khổng lồ (Regalecus glesne) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1772, tuy nhiên rất hiếm bắt gặp vì chúng sống ở sâu dưới lòng đại dương. Theo các nhà khoa học, cá mái chèo là loài sinh vật sống có xương dài nhất thế giới với chiều dài có thể đạt được là 17m và có thể nặng tới 270 kg.
Cá mái chèo có thân màu bạc, đôi khi còn được gọi là "vua của cá trích" vì có những đặc điểm bề ngoài tương tự với loài cá nhỏ này. Tuy nhiên, chúng được đặt tên là cá mái chèo vì có phần vây ngực dài như những chiếc mái chèo. Loài cá này có thể bơi theo chiều dọc ở độ sâu lên tới 1.000m và thường được gọi là "Cá Ngày Tận Thế".
Cá mái chèo chỉ ăn sinh vật phù du có kích thước nhỏ và có một lỗ nhỏ để thực hiện chức năng của hệ thống tiêu hóa. Loài cá này thậm chí không có răng thật, mà chúng chỉ có các dạng cấu trúc mảnh hơn được gọi là mang lược để bắt những con mồi nhỏ.
Cá mái chèo đôi thi được phát hiện trên bề mặt biển, nhưng các nhà khoa học cho rằng sự xuất hiện này là do chúng chịu tác động bởi sức đẩy của những cơn bão hoặc dòng chảy mạnh cuốn vào bờ hay cũng có thể do gặp tai nạn và chết. Cá mái chèo có thể trông giống một con quái vật biển đáng sợ, nhưng chưa bao giờ chúng được coi là nguyên nhân gây nguy hiểm cho con người.
Hải Vân (T/h)