Đi lễ đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa tâm linh và những biến tướng,

Đi lễ đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa tâm linh và những biến tướng, "tà lễ" cần gạt bỏ

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 4, 13/02/2019 | 10:14
0
Theo quan niệm truyền thống, người Việt thường xuất hành ngày đầu Xuân bằng việc đi lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình trong một năm mới. Tuy nhiên, hiện nay, việc đi lễ xuất hiện nhiều biến tướng, khi nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều tài lộc, sức khỏe; hoặc chi nhiều tài sản chen chân dâng sao giải hạn…

Tiêu cực bùng phát

Trước vấn đề này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia văn hóa nhận định: “Vấn đề tâm linh trong xã hội hiện nay phân thành nhiều nhóm khác nhau. Những người hiểu biết thì có niềm tin mang tính chất văn hóa, chỉ quan niệm là vấn đề giữa cái hư và thực, quá khứ với hiện tại, giữa tâm linh với thực tiễn có liên hệ và không coi chuyện đó là quan trọng, là “ăn thua”. Bên cạnh đó, cũng có những tầng lớp, những nhóm người do không hiểu biết, dễ bị lôi kéo, kích động, bị ảnh hưởng tâm lý đám đông dẫn đến hình thành nên những niềm tin không có cơ sở khoa học, hay còn gọi là niềm tin mù quáng”.

Ông phân tích: “Từ niềm tin mù quáng đó, dẫn đến rất nhiều những nghi lễ, cách hành lễ, thờ cúng không khoa học, không có tác dụng, thậm chí gây phản cảm.

Văn hoá - Đi lễ đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa tâm linh và những biến tướng, 'tà lễ' cần gạt bỏ

Nhiều tiêu cực bùng phát trong hoạt động cúng lễ vốn là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên, là gây tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc: nhiều khi có những lễ dâng sao giải hạn ở đền, chùa, đình, miếu,… có thể tiêu tốn lên tới hàng trăm triệu đồng. Cũng từ đó, gây ra ô nhiễm môi trường, tốn kém, thiệt hại cho gia chủ, nghiêm trọng hơn, thậm chí có những trường hợp, có niềm tin “ngu muội” đến mức tán gia bại sản, bán sạch nhà cửa để làm theo chỉ dẫn của các thầy, lễ bái, cầu cúng… Bộ phận này tuy không nhiều, nhưng cũng gây ra một hiện tượng tiêu cực, không tốt trong xã hội.

Đặc biệt, dịp đầu xuân, những biểu hiện tâm linh tín ngưỡng đó càng được bộc lộ rõ nét, đồng thời, rất nhiều địa phương tổ chức những nghi lễ thờ cúng tự do không quản lý, dẫn đến diễn biến thái quá và không bảo đảm cuộc sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân một cách ổn định, một số cơ sở tín ngưỡng, người dân và người quản lý bị trục lợi hóa. Trục lợi với đời sống thường nhật đã nguy hiểm nhưng đồng tiền thâm nhập đến đời sống tín ngưỡng sẽ phá hoại nền nếp, gây ra rối loạn xã hội”.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, trong cuộc sống hiện nay, đôi khi người ta câu nệ quá, dẫn đến sự phát triển tiêu cực. Tình trạng lạm dụng lễ hội đã trở nên đáng báo động ở rất nhiều lễ hội các cấp địa phương, cấp tỉnh và cả cấp quốc gia, biểu hiện trên nhiều mặt khác nhau. Điều đó làm cho những ý nghĩa tích cực của lễ hội bị lu mờ và các hành vi tiêu cực bùng phát.

Ông cũng bày tỏ, nhiều năm gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này: “Nhiều người quan niệm cứ cầu lộc, cầu phúc, cầu sức khỏe, may mắn bằng ít tiền lễ và xoa tay vào tượng là đạt được lời cầu. Nhưng không hề có chuyện như vậy, theo quan điểm của Phật giáo Việt Nam, những hành vi như vậy là bất kính, là “phải tội”, chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có, mất đi sự tôn nghiêm nơi cửa Phật, ảnh hưởng đến mỹ thuật của pho tượng”.

Văn hoá - Đi lễ đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa tâm linh và những biến tướng, 'tà lễ' cần gạt bỏ (Hình 2).

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ phân tích việc xoa tiền lẻ hoặc xoa tay vào tượng là hành vi bất kính, mất đi sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.

Giá trị vật chất không tồn tại trong văn hóa tâm linh

PGS.TS Phạm Ngọc Trung nhấn mạnh: “Theo quan niệm của người Việt Nam, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong dịp đầu xuân năm mới, có thể đến một ngôi chùa gần nhà, thắp nén hương, cầu cho tinh thần thoải mái, thanh tịnh, không câu nệ về mặt nghi lễ, không phải quan trọng mâm cao cỗ đầy, tốn kém tiền bạc hay là hóa mã vàng bạc quá nhiều.

Nhiều khi đi chùa chỉ là vấn đề tâm linh, không nên a dua theo những người hành nghề mê tín, nghe theo họ tung tin bịp bợm không hay.

Nhiều người cho rằng cứ đi cúng lễ nhiều thì sẽ được nhiều tài nhiều lộc, nhưng không đúng với thực tế, muốn nhiều tài lộc thì phải hướng suy nghĩ, hành vi của bản thân vào thực tế, tập trung học tập, rèn luyện, tu dưỡng, hoạt động kinh tế, có tâm có đức. Những người đi cầu đi cúng nhưng khi triển khai công việc vẫn gian tham, bịp bợm thì cũng sẽ gặp những điều không tốt.

Theo tôi, không nên quá tin, quá nặng nề vào những điều như thế, chỉ làm cho có tính chất tượng trưng, cho đúng với sự hiểu biết ở trình độ cao thì tốt hơn là chen chân cầu cúng dâng hương, dâng lễ vật đồ sộ, mà không học tập phấn đấu rèn luyện, cũng không bao giờ thành đạt trong cuộc sống”.

Văn hoá - Đi lễ đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa tâm linh và những biến tướng, 'tà lễ' cần gạt bỏ (Hình 3).

PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia văn hóa cho rằng việc đi lễ của một bộ phận người Việt hiện nay đang dần trở nên phản cảm.

Đồng quan điểm đó, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng giải thích thêm: “Không phải cứ cầu cúng thật nhiều tiền vàng thì sẽ nhận lại được nhiều như thế. Giá trị vật chất không tồn tại trong các không gian linh thiêng. Kể cả chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

Thực tế, cái tham trong ba nghiệp là tham sân si, người ta nghĩ cúng dường nhiều thì được nhiều hiệu quả, thoát tội cho chính mình gây ra. Lại có một bộ phận cán bộ, quan chức coi chùa chiền là nơi “hối lộ” thần thánh để thoát tội nên lễ bái phải to, phải hoành tráng. Đó là sai lầm, vì đó là khoản “tà lễ”, tức là khoản lễ từ “tà tâm”, không đánh đổi được sự bình an”.

Rộn ràng lễ hội Cầu Bông ở làng rau 500 tuổi ngày đầu Xuân

Thứ 2, 11/02/2019 | 20:31
Lễ hội Cầu Bông không chỉ nét văn hóa đặc sắc nơi ngôi làng 500 tuổi mà còn là dịp để người dân, du khách tìm về chiêm bái, vui chơi, thưởng ngoạn các hoạt động dân gian.

Những lễ hội Xuân Kỷ Hợi 2019 nhất định phải đến

Thứ 7, 09/02/2019 | 13:00
Đầu xuân năm mới là dịp để mọi người trẩy hội, là nét đẹp văn hoá của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Đi lễ hội chùa Hương nhất định phải nằm lòng các bí quyết này

Thứ 7, 09/02/2019 | 08:00
Vào mồng 6 tháng Giêng, người người lại nô nức dự hội chùa Hương, cầu cho một năm mới bình an, may mắn, phát tài. Tuy nhiên, khi đi lễ đầu năm tại chùa Hương bạn nhất định phải nằm lòng các bí quyết này.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Tây du ký: Tôn Ngộ Không từng cầu mưa mãi không xong

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:00
Câu chuyện về việc Tôn Ngộ Không cầu mưa mãi không xong dù sở hữu sức mạnh phi thường là một bài học đắt giá về sự khiêm tốn và cẩn trọng trong lời hứa.

Đào Lan Phương: Sống trong biệt thự triệu đô, view sông lãng mạn

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:30
Tại Mỹ, con dâu tỷ phú Hoàng Kiều sống trong biệt thự rộng rãi, view sông lãng mạn, chỉ dạo quanh sân vườn cũng mỏi chân sống ảo.

Lần đầu trong 20 năm cầm lái, MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông, sức khỏe hiện ra sao?

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:49
Lần đầu trong 20 năm cầm lái xe ô tô và vô tình gặp phải tai nạn giao thông ngoài ý muốn, MC Thảo Vân hốt hoảng vì sự cố, buồn bã nói “thôi của đi thay người”.

Lễ hội thập niên sự lệ của dòng họ Nguyễn Cảnh – truyền thống văn hoá

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:23
Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.

“Bạch mã hoàng tử” của Tây Du Ký: Cuộc đời nhiều thăng trầm với 3 lần kết hôn

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:15
Cuộc sống của "Bạch Long Mã" Vương Bá Chiêu trải qua nhiều thăng trầm cả trong sự nghiệp và chuyện tình cảm. Hiện tại, ông chọn cuộc sống bình yên.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Lễ hội thập niên sự lệ của dòng họ Nguyễn Cảnh – truyền thống văn hoá

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:23
Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Bất ngờ ngoại hình khác lạ của MC Quyền Linh ở độ tuổi 55

Thứ 6, 19/04/2024 | 08:00
Hình ảnh MC Quyền Linh xuất hiện trước công chúng trông già nua với mái tóc và bộ râu dài. Diện mạo lạ của nam nghệ sĩ khiến khán giả không nhận ra.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.