Đi tiêm vắc-xin Covid-19, người cao tuổi cần nắm rõ những điều này

Đi tiêm vắc-xin Covid-19, người cao tuổi cần nắm rõ những điều này

Chủ nhật, 23/01/2022 | 09:28
0
Theo Bộ Y tế, trước sự biến đổi khó lường của virus SARS-CoV-2, người cao tuổi cần sự bảo vệ của vắc-xin Covid-19 càng sớm càng tốt.

Các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi đã có sự thoái hóa, suy giảm chức năng, làm cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần, nên rất khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ có phản ứng viêm quá mức làm tổn thương phổi, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, phổi là nơi virus SARS-CoV-2 tấn công đầu tiên và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất, khiến tình trạng suy hô hấp rất nặng. Vắc-xin chính là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ người cao tuổi, người mắc bệnh nền trước đại dịch Covid-19, đã và đang được chứng minh trên thế giới và Việt Nam. Vì vậy, người cao tuổi (nhóm thường có nhiều bệnh lý nền) cần sự bảo vệ của vắc-xin Covid-19 càng sớm càng tốt.

Người cao tuổi có thể đăng ký tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 theo 3 cách:

Cách 1: Đăng ký trực tiếp với cán bộ địa phương tại nơi cư trú.

Cách 2: Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 ở đường dẫn: https://tiemchungcovid19.gov.vn/ để đăng ký trực tiếp trên website.

Cách 3: Đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 qua ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Khi tải về sẽ có phần đăng ký, đăng nhập với số điện thoại. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm sẽ thấy hướng dẫn đăng ký tiêm vắc-xin.

Sau khi đã đăng ký thành công, người cao tuổi cần nắm rõ và làm theo những điều này trước khi đi tiêm vắc-xin.

Thứ nhất, khai báo y tế. Nếu có điện thoại thông minh, người cao tuổi tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và ứng dụng PC-COVID trên điện thoại thông minh iOS hoặc Android và khai báo các thông tin cần thiết. Trong trường hợp không sử dụng điện thoại thông minh, người cao tuổi vẫn có thể khai báo y tế tại địa điểm tiêm chủng và lưu giữ thông tin tiêm chủng với giấy xác nhận tiêm chủng tại địa điểm tiêm do cơ sở y tế cung cấp.

Thứ hai, chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có thể trạng tốt nhất vào ngày tiêm. Lưu ý, cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong vòng 2-3 ngày trước khi tiêm.

Vào ngày tiêm chủng, người cao tuổi cần nắm rõ và tuân thủ những điều sau tại điểm tiêm vắc-xin:

Mang theo CCCD/CMND hoặc thông báo mã định danh cá nhân có mã QR do Công an cấp, giấy xác nhận tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trước đó (nếu có). Đồng thời, mang sổ khám bệnh, đơn thuốc ... sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có). Nên có người thân đi cùng để hỗ trợ người cao tuổi trong các trường hợp cần thiết.

Khi đến địa điểm tiêm chủng, người cao tuổi cần đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K và nghe theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Tại điểm tiêm, người cao tuổi cần chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế các thông tin như:

- Loại vắc-xin được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.

- Các dấu hiệu phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử lý.

- Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Người cao tuổi cần thông báo cho cán bộ y tế các thông tin về tiền sử bệnh của cá nhân như:

1. Tình trạng sức khỏe hiện tại: Khám sức khoẻ hiện tại xem có sốt hay đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý Covid-19 không?

2. Tiền sử tiêm vắc-xin phòng Covid-19: cần khai thác chính xác loại vắc-xin Covid-19 đã tiêm và thời gian đã tiêm vắc-xin.

3. Tiền sử dị ứng như: Đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào/Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ/Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.

4. Tiền sử mắc Covid-19.

5. Tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị.

6. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông

Sau khi tiêm, người cao tuổi cần ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng. Người cao tuổi cần lưu ý không tự ý bỏ về trước thời gian quy định.

Minh Hoa (t/h)

Virus SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt bao lâu?

Thứ 7, 13/11/2021 | 11:08
Virus SARS-CoV-2 được đánh giá là vô cùng nguy hiểm và lây lan với tốc độ rất nhanh. Nhiều người lo ngại một trong những nguy cơ lây nhiễm virus là từ các bề mặt.

Chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây qua ống thông gió của chung cư

Thứ 6, 13/08/2021 | 22:32
Trước thắc mắc của người dân, đại diện trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, chưa có bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây qua hệ thống thông gió chung cư.

Xét nghiệm Gene Expert phát hiện virus SARS-CoV-2 có khác với xét nghiệm rRT-PCR?

Thứ 4, 19/08/2020 | 16:17
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương cho biết kỹ thuật Gene Expert tìm được hai gene của virus nên độ tin cậy cao, yên tâm có thể sử dụng xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.

Chủng virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện ở Việt Nam có đáng lo ngại?

Thứ 2, 03/08/2020 | 16:00
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, những bệnh nhân mắc Covid-19 ghi nhận tại Đà Nẵng cho thấy virus SARS-CoV-2 đã biến đổi gen, tuy nhiên chưa ghi nhận biến đổi liên quan đến độc lực, người dân không nên quá hoang mang.
Cùng chuyên mục

Dùng hoạt chất thiên nhiên làm đẹp là xu hướng nhưng cần cảnh giác

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:42
Theo các chuyên gia, trào lưu sử dụng các hoạt chất thiên nhiên đang là xu hướng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, người dùng cần lựa chọn sản phẩm thông thái.

Cơ hội “vàng” cho 15 cặp vợ chồng hiếm muộn tìm con

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:30
Hành trình tìm con phải trải qua rất nhiều rào cản, gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì giấc mơ bế trên tay con yêu lại càng xa vời.

Người giao hàng bối rối vì đồ ăn biến mất bí ẩn và cái kết bất ngờ

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:49
Mới đây, một video thú vị về chú chó tinh nghịch "ăn trộm" đồ ăn của người giao hàng đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Loài chim “xấu xí” bậc nhất thế giới, có khả năng ngụy trang tài tình

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:30
Loài chim này được mệnh danh là "sứ giả địa ngục" bởi ngoại hình kỳ dị và có phần đáng sợ.

Clip: Kinh hãi cần thủ bị cá mập hổ tấn công sau khi câu được cá

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:05
Video ghi lại khoảnh khắc kinh hoàng khi một người câu cá bị cá mập hổ tấn công vào thuyền ở ngoài khơi Hawaii, Mỹ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
     
Nổi bật trong ngày

Lão nông hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi cho thu nhập "khủng"

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:06
Mỗi năm ông Thông mua và xuất bán được khoảng 200 con, thu về số tiền "khủng". Để tạo nên thương hiệu, ông có bí quyết sưu "tầm" và huấn luyện trâu chiến đặc biệt.

Đào bức tường cũ, tìm thấy kho báu vàng ròng "giá trị vô song"

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:30
Hoạt động khai quật tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Israel đã phát lộ 44 đồng tiền vàng vô cùng quý hiếm từ thời Byzantine.

Loại rau nhà nghèo xưa cho bò ăn, ai ngờ là “vị thuốc trường thọ” chữa bách bệnh

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:20
Không chỉ chế biến được nhiều món ngon, trong y học cổ truyền cây rau sam là "vị thuốc trường thọ" và được sử lớp dụng để chữa nhiều bệnh.

Loại quả có vị “lạ” xưa không ai bán, giờ làm thành món đặc sản

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:30
Nhiều người bất ngờ khi thứ quả rừng từng không được biết đến này bây giờ trở thành gia vị độc đáo xuất hiện trên các bàn tiệc cao cấp.

Loại lá tươi không ai "ngó", đem phơi khô công dụng "vàng 10" bán 400.000 đồng/kg

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:30
Ở các miền quê có một thứ lá tưởng như bỏ đi nhưng khi phơi khô lại có giá đắt đỏ 400.000 đồng/kg, khi đem uống thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.