Dịch vụ mai táng sinh thái độc nhất

Dịch vụ mai táng sinh thái độc nhất

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
0
Một nhà tang lễ có tên Anderson McQueen nằm tại thành phố Florida của Mỹ vừa giới thiệu tới khách hàng một loại hình dịch vụ mai tang mới với tên gọi: Mai táng sinh thái.

Thay vì chôn cất hoặc hỏa thiêu, nhà tang lễ này hy vọng hình thức mai táng sinh thái này sẽ trở thành một trong những hình thức mai táng phổ biến của thế giới trong tương lai.

Xã hội - Dịch vụ mai táng sinh thái độc nhất
Nhà sinh học Sandy Sullivan(bên phải) bên cạnh chiếc máy xử lý xác chết

Anderson McQueen vốn là một nhà tang lễ nổi tiếng tại bang Florida. Theo giám đốc của Anderson McQueen thì bắt đầu từ tháng 10, nhà tang lễ của ông sẽ đưa hình thức mai táng sinh thái vào trong hệ thống mai táng vốn có của Anderson McQueen. “Nguyên tắc chính của mai táng sinh thái là xác chết sẽ được chuyển thành một dạng chất hữu cơ, không mùi và vệ sinh. Quá trình này kết hợp với một phương pháp phức tạp để tách các chất gây ô nhiễm như thủy ngân sẽ giảm đáng kể tác động tiêu cực tới môi trường” - vị giám đốc Sandy Sullivan cho biết.

Sinh ra tại Scotland, Sandy Sullivan vốn xuất thân từ một nhà sinh học. “Sau khi vào làm việc tại Anderson McQueen, tôi nghĩ mình phải làm gì đó để việc mai táng có thể bảo vệ được môi trường. Sau nhiều tháng cùng làm việc và tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra được phương pháp mai táng sinh thái như trên” - ông Sandy Sullivan nói.

Theo quy trình mai táng sinh thái được tiến hành tại nhà tang lễ Anderson McQueen, mỗi một xác chết sẽ được đưa vào một chiếc máy giống như máy giặt khổng lồ. Loại máy khổng lồ này được gọi với cái tên “Máy xử lý xác chết” được làm từ thép không gỉ. Cơ thể người chết sẽ được bọc kín trong một quan tài bằng lụa và được đưa vào Máy xử lý xác chết cùng kali hidroxit dưới áp suất khoảng 10atm. Nhiệt độ được đặt ở mức 180 độ C, thấp hơn 80% so với nhiệt độ tiêu chuẩn trong các lò thiêu thông thường. áp suất cao và nhiệt độ sẽ phân hủy thi hài trong từ 2 đến 3 giờ, phần xương còn lại được ép nát và được cho vào bình đựng tro cốt. Ngoài ra, quan tài bằng lụa cũng bị thủy phân theo thi hài.

Ông Sandy Sullivan còn cho biết thêm: “Phương pháp này còn được gọi là thủy phân kiềm. Trong chiếc máy đặc biệt trên, chúng tôi đã sử dụng một ống hình trụ bằng thép để phân hủy thi thể trong dung dịch kiềm với nhiệt độ là 300 và 60 pound áp suất một inch. Kết quả thu được là một loại dung dịch có màu giống cà phê và vô trùng với tính chất nhất quán của dầu động cơ có thể đổ xuống cống nước một cách an toàn.

Nhà sinh hóa học Sandy Sullivan còn cho biết: Quá trình thủy phân kiềm sử dụng ít năng lượng hơn và thải ra ít cacbon hơn nhiều so với phương pháp hỏa thiêu thông thường. Mặc dù, giá thành của máy thủy phân lại mắc hơn so với lò hỏa thiêu (giá mỗi máy thủy phân kiềm khoảng 440.000USD) nhưng pháp này tương lai sẽ được áp dụng tại châu âu và nhiều bang khác tại Mỹ.


Quế Mai (Theo Xinhua)