Sự phát triển của dịch vụ vận tải đường bộ tại Việt Nam
Vận tải đường bộ dự kiến sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới và được kỳ vọng hưởng lợi nhiều từ sự phát triển không ngừng của Việt Nam, với tư cách là một trung tâm sản xuất của khu vực.
Theo ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, các công ty vận tải đường bộ được dự báo sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp Logistics vận tải của Việt Nam. Bởi lĩnh vực này dễ thâm nhập hơn so với vận tải đường sắt, đường hàng không hay đường biển.
Ngoài ra, vận tải đường bộ hiện đóng vai trò rất quan trọng khi phục vụ trên 70% tổng lượng vận tải hàng hóa. Các doanh nghiệp vận tải đường bộ đi lên từ quy mô các hộ gia đình với 2 - 3 xe tải và tăng dần số lượng xe sẽ tham gia vào thị trường, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn đặc biệt là ở những phân khúc hàng hóa thông thường. Xe tải lạnh được nhập khẩu vào Việt Nam nhiều hơn và dễ dàng hơn khi đất nước mở cửa thị trường cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp với quy mô nhỏ thâm nhập thị trường.
Giảm gánh nặng chi phí vận tải cho doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu trong giá thành vận tải đường bộ, ông Đỗ Công Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cấu thành chi phí vận tải thường bao gồm khoảng 12 khoản mục, trong đó chi phí xăng dầu chiếm khoảng 30 - 35%, chi phí cầu đường khoảng 10 - 15%, chi phí tiền lương lái xe chiếm khoảng 15%.
Cũng theo ông Thủy, hiện nay chi phí vận tải đường bộ của Việt Nam còn ở mức cao so với một số quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này là do đa số các công ty vận tải đường bộ thực hiện các giao dịch, kết nối với chủ hàng đều qua trung gian, vì vậy chi phí bị phát sinh. Bên cạnh đó, quy mô đơn vị kinh doanh vận tải nhỏ lẻ, sức cạnh tranh yếu, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải dẫn đến tỷ lệ xe có hàng 2 chiều thấp, tỷ lệ xe chạy rỗng ở mức cao, từ 30 - 50% số chuyến xe, dẫn đến chi phí vận tải tăng cao.
Còn theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang, một trong những yếu tố cấu thành giá cước vận tải là giá nhiên liệu. Do đó, khi giá nhiên liệu tăng làm cho giá cước vận tải tăng để bù đắp chi phí là điều dễ hiểu. Theo thống kê, có đến 80 - 90% số doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định kê khai điều chỉnh tăng giá cước từ 10 - 15%, vận tải hàng hóa tăng từ 7 - 10% để bù đắp cho chi phí về xăng dầu.
Để giải bài toán này, các biện pháp giảm các chi phí không chính thức trong vận tải đường bộ, hay tăng hệ số vận chuyển 2 chiều là cần thiết, bên cạnh đó cũng cần xem xét, điều chỉnh giá xăng dầu.
Gần đây, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Bộ Tài chính, kiến nghị xem xét, điều chỉnh mức thu một số phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành do gánh nặng chi phí gia tăng vì giá xăng, dầu tăng cao hiện nay. Theo đó, trong lĩnh vực đường bộ, giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách. Cùng với đó, giảm 10% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Thời gian đề nghị giảm các phí trên đến hết năm 2022.
Trung Tâm Vận Tải Đường Bộ Của ITL
Chi nhánh Tập đoàn ITL - Trung tâm Vận tải Đường bộ là một trong những công ty vận tải đường bộ hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với việc sở hữu đội xe 250 xe đầu kéo và 500 rơ-mooc được phân bổ tại 3 trung tâm logistics: Hải Phòng, Đà Nẵng Và Hồ Chí Minh, Trung tâm Vận tải Đường bộ cung cấp dịch vụ vận chuyển container đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng với các giải pháp giao nhận linh hoạt và giá cả cạnh tranh, bao gồm các dịch vụ:
- Vận chuyển container xuất nhập khẩu
- Hàng container chuyển kho và xuất nhập khẩu tại chỗ
- Vận chuyển đường dài Bắc Nam
- Vận chuyển xuyên biên giới
- Vận chuyển cho các dự án với sản lượng lớn
Đặc biệt, chúng tôi vinh dự nhận được quyền ưu tiên vận chuyển đường bộ xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc đối với các mặt hàng thiết bị linh kiện điện tử giá trị cao. Điều này sẽ góp phần giúp Trung Tâm Vận Tải Đường Bộ tiếp cận và phục vụ tốt nhất các khách hàng cao cấp trong ngành công nghiệp sản xuất về trang thiết bị linh kiện điện tử tại Việt Nam có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sang biên giới Trung Quốc.
Trung tâm Vận tải Đường bộ còn được biết đến là một doanh nghiệp hướng đến vận tải an toàn, vận tải Xanh. Vừa qua, chúng tôi đã đầu tư thêm 60 xe ô tô đầu kéo có động cơ xe tiết kiệm nhiên liệu, đạt chuẩn lọc khí thải Euro 4 nhằm bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vinh dự nhận được Chứng Chỉ Xanh Cấp II từ Hiệp hội Green Freight Asia (GFA) và đang chuẩn bị để đạt Chứng Chỉ Xanh Cấp III nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc áp dụng và thực hiện các chương trình phát triển bền vững trong vận tải hàng hóa xanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm thiểu lượng khí thải CO2 tại Việt Nam, đồng thời mang lại cho các khách hàng các giá trị cộng thêm nổi bật.