Điểm danh những vũng lầy nợ đọng khiến “ông lớn” Hancorp nguy cơ mất vốn

Điểm danh những vũng lầy nợ đọng khiến “ông lớn” Hancorp nguy cơ mất vốn

Nguyễn Hoàng Yến
Thứ 7, 23/12/2017 | 09:15
0
Đầu tư ngoài ngành 1.280 tỷ đồng vào 6 công ty con, 20 công ty liên kết và một số hoạt động tài chính dài hạn khác, “ông lớn” ngành xây dựng Hancorp đang có nguy cơ mất vốn Nhà nước vì các “vũng lầy” tiền tỷ.

Èo uột đầu tư ngoài ngành

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp), đơn vị từng thi công nhiều công trình “khủng” như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, hội trường Ba Đình mới, khách sạn Daewoo, tháp Hà Nội, tòa nhà Keangnam, Royal City... vừa bị bộ Tài chính cảnh báo nguy cơ mất vốn Nhà nước do đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả.

Đầu tư - Điểm danh những vũng lầy nợ đọng khiến “ông lớn” Hancorp nguy cơ mất vốn

Ông lớn ngành xây dựng Hancorp đang sa lầy vốn vì nhiều khoản đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả.

Cũng cần nói thêm, Hancorp là công ty do Nhà nước (đại diện là bộ Xây dựng) nắm giữ 98,83% vốn điều lệ, do đó việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động là công khai, bắt buộc.

Trong số những công ty liên kết mà Hancorp rót vốn có công ty Cổ phần Xây dựng Hancorp 2 (Hancorp 2) đang có “sức khỏe” tài chính èo uột hơn cả. Theo bộ Tài chính, công ty này đang có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 42,42 lần. Nói cách khác, một đồng vốn góp của chủ sở hữu (trong đó có tổng công ty Hancorp) phải gánh hơn 42 đồng tiền vay nợ.

Hancorp 2 được cấp phép và đi vào hoạt động từ năm 2004, địa chỉ tại xã Quảng Thịnh, TP.Thanh Hoá, Thanh Hoá. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, kinh doanh bất động sản, khách sạn... có một văn phòng đại diện, một chi nhánh xây dựng đặt tại Hà Nội, còn lại trụ sở và 2 nhà máy sản xuất gạch tuynel đều hoạt động ở Thanh Hóa.

Đầu tư - Điểm danh những vũng lầy nợ đọng khiến “ông lớn” Hancorp nguy cơ mất vốn (Hình 2).

Hancorp 2 (Thanh Hóa) - một con nợ bết bát của ông lớn Hancorp

Hancorp 2 đã hoạt động không hiệu quả trong một thời gian dài. Đầu tháng 7/2017, hơn 100 công nhân công ty này đã đình công vì bị chậm lương 3 tháng và bị chậm đóng bảo hiểm từ 5 năm (từ năm 2012) mặc dù vẫn thu tiền bảo hiểm của người lao động. Báo cáo của Bảo hiểm xãh hội tỉnh Thanh Hóa cũng ghi nhận Hancorp 2 nợ gần 20 tỷ đồng từ nhiều năm nay.

Báo cáo của bộ Tài chính về tình hình hoạt động của Hancorp cũng cho hay, có tới 2/6 công ty con của Hancorp làm ăn thua lỗ. Một số công ty có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất cao như công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng số 1 Hà Nội (11,45 lần), công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà và Xây dựng Tây Hồ (7,19 lần) và công ty TNHH Một thành viên Hantech (7,38 lần).

“Bắt tay” cùng Hancorp góp vốn tại công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Xây dựng Tây Hồ còn có ngân hàng “0 đồng” Oceanbank, trong có Hancorp góp 51%, Oceanbank góp 11%, còn lại là cổ đông khác.

Mấy năm trở lại đây, kết quả kinh doanh của công ty Tây Hồ ngày càng thụt lùi và bất ổn. Doanh thu thuần của công ty năm 2016 chỉ đạt 73 tỷ đồng, trong khi chỉ tiêu này của năm 2015 là 295 tỷ đồng (giảm hơn 75%).

Lợi nhuận trước thuế cũng giảm 37% từ 4 tỷ đồng trong năm 2015 xuống còn 2,6 tỷ đồng năm 2016. Cuối năm 2016 công ty này đã không thể chi trả cổ tức cho các cổ đông. Mới đây, Oceanbank đã rục rịch rao bán 11% cổ phần tại Nhà Tây Hồ thông qua hình thức đấu giá công khai.

Ngoài ra, một số con nợ lớn nhất của Hancorp hiện tại phải kể đến là: Công ty CP Xi măng Mỹ Đức (Hà Nội) 149,5 tỷ đồng, công ty liên doanh quốc tế Hồ Tây (Hà Nội) gần 90 tỷ đồng, công ty Đầu tư xây dựng số 4 (Hà Nội) 60 tỷ đồng, công ty Trung Đô (Nghệ An) 52 tỷ đồng...

Bán thầu lòng vòng “ăn” chênh lệch

Đầu năm 2016, Hancorp từng bị Thanh tra Chính phủ khui vụ việc bán thầu lòng vòng để hưởng chênh lệch hơn 13 tỷ đồng tại dự án cải tạo bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Theo kết luận của TTCP, ngày 25/12/2011, bệnh viện Nhi Trung ương đã ký với tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) hợp đồng số 689/HĐ-BVNTƯ về việc thiết kế, cung cấp lắp đặt thiết bị, vật tư và xây lắp nhà hợp khối 15 tầng, thuộc Dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp bệnh viện Nhi Trung ương – giai đoạn II.

Để thực hiện hợp đồng nói trên, ngày 12/1/2012, Hancorp có quyết định giao cho Đội Xây dựng Hancorp số 1 (sau này là chi nhánh Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – Hancorp 1) thực hiện. Tuy nhiên, ngày 21/1/2013, Hancorp 1 ký với nhà thầu phụ là công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 – Vạn Xuân thi công phần cọc khoan nhồi. Tiếp đó, nhà thầu phụ Vạn Xuân không trực tiếp thi công mà chỉ cung cấp vật tư chính, còn phần thi công thì bán lại cho 4 công ty khác là: Công ty Cổ phần Thi công cơ giới xây lắp, công ty CP Đầu tư và Bất động sản Lanmak, công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 – xí nghiệp Xử lý nền móng và xây dựng, giá trị hợp đồng thi công là 61,2 tỷ đồng. Trong khi chi phí xây dựng đầy đủ cho hạng mục này được ký trước đó có giá trị hơn 74 tỷ đồng.

“Nghịch lý” ở chỗ 4 công ty được Vạn Xuân bán lại này lại chính là 4 công ty con của Hancorp – là công ty mẹ ký hợp đồng trực tiếp với bệnh viện Nhi Trung ương(!). Kết luận thanh tra đã chỉ rõ: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội là nhà thầu chính không giao cho đơn vị trực thuộc Tổng công ty thực hiện thi công hạng mục cọc khoan nhồi mà ký hợp đồng giao cho nhà thầu phụ Vạn Xuân sau đó nhà thầu phụ này lại bán lại cho chính 4 công ty con của mình với giá thấp hơn để hưởng chênh lệch số tiền hơn 13 tỷ đồng. Kết luận khẳng định: “Đây là hành vi vụ lợi có dấu hiệu gây thất thoát phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (tổng công ty Xây dựng Hà Nội)”. 

Theo bộ Tài chính, kết quả kinh doanh năm 2016 của Hancorp chưa cao khi  tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2016 chỉ đạt 1,95%, lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ là 7,4%. Hiệu quả hoạt động kinh doanh hạn chế, trong khi đó việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP không mang lại hiệu quả, tỷ suất cổ tức/vốn đầu tư rất thấp, chỉ đạt 2,6 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa, ông lớn ngành xây dựng Hà Nội đầu tư ngoài ngành 10 đồng chỉ thu được 0,26 đồng tiền lãi.

Số nợ phải thu chiếm 51% cơ cấu tài sản, tương ứng giá trị là 3.341 tỷ đồng, gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu khiến cho sức khỏe tài chính của Hancorp được cho là không đảm bảo. “Tổng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn trong trường hợp chủ đầu tư chậm thanh toán hoặc tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi”, bộ Tài chính đánh giá.                                            

Nguy cơ mất vốn vì đầu tư ngoài ngành của “ông lớn” Hancorp

Thứ 5, 21/12/2017 | 16:50
Lợi nhuận chiếm chưa đến 0,3% doanh thu, đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, nợ phải thu gấp hai lần vốn chủ sở hữu,… đại gia xây dựng Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) bị bộ Tài chính cảnh báo nguy cơ mất vốn Nhà nước.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:26
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).

Thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Thứ 3, 26/03/2024 | 21:00
Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.

Hơn 92% cửa hàng bán lẻ xăng dầu phát hành hóa đơn từng lần bán hàng

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:31
Thông tin từ Tổng cục Thuế, tính đến ngày 24/3/2024, vẫn còn 5/63 Cục Thuế có tiến độ dưới 70% về xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu.

Thị trường cà phê trở lại xu hướng tăng

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:30
Chất lượng cà phê của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu.

Xuất khẩu cá ngừ không giữ được đà tăng trưởng

Thứ 3, 26/03/2024 | 09:48
Dù mở rộng sang hơn 80 thị trường nhưng xuất khẩu cá ngừ sang phần lớn các thị trường đều ghi nhận sự sụt giảm trong tháng 2/2024.
     
Nổi bật trong ngày

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:26
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.