“Điểm yếu” chí tử của Nga trong sự đối đầu khó tránh với Thổ tại Syria

“Điểm yếu” chí tử của Nga trong sự đối đầu khó tránh với Thổ tại Syria

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 31/01/2021 08:45

Ưu thế quân sự tổng thể của Nga không thể tạo ra sức mạnh vượt trội ở Idlib, Syria. Trong khi tỉnh này lại nằm ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo National Interest, Moscow và Damascus trở thành đồng minh từ những năm 1960 và căn cứ hải quân duy nhất của Moscow ở bên ngoài nước Nga là cảng Tartus ở Syria. Với quyết tâm ngăn chặn phiến quân Syria lật đổ chính phủ, Moscow đã cam kết sử dụng các chiến đấu cơ của mình cùng với quân đội Iran giúp quân đội Syria giành lại phần lớn đất nước từ tay khủng bố.

Có điều có sự khác biệt lớn về quy mô cũng như khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Nếu các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thực sự tham chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi thế hơn, theo một nhà phân tích Mỹ.

Tiêu điểm - “Điểm yếu” chí tử của Nga trong sự đối đầu khó tránh với Thổ tại Syria

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đều có những mục tiêu riêng ở Syria. 

Michael Kofman, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Hải quân và là một chuyên gia về Nga cho biết: “Tương quan lực lượng quyết định vận mệnh của Nga ở Syria”.

Nga là một cựu siêu cường và hiện có quân đội lớn, kho vũ khí đầu đạn hạt nhân thuộc hạng lớn nhất thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù là một trong những thành viên mạnh nhất của NATO nhưng lại là một cường quốc hạng trung và thiếu vũ khí hạt nhân.

Nhưng, một điều không thể không nhắc đến là vị trí địa lý. Ưu thế quân sự tổng thể của Nga không thể tạo ra sức mạnh vượt trội cho lực lượng mặt đất ở đông bắc Syria, nơi đồng minh Nga, Syria đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm tái chiếm tỉnh Idlib. Tỉnh này nằm ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và trong thời gian dài do phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn kiểm soát.

Nga chỉ có một căn cứ không quân chính ở Syria - căn cứ không quân Khmeimim gần cảng Latakia ở tây bắc Syria - và một căn cứ hải quân tại Tartus. Điều này tạo ra một lỗ hổng cũng như sự phụ thuộc của các lực lượng Nga - ước tính gồm vài nghìn quân và hàng chục máy bay chiến đấu - vào các tàu tiếp tế. Các tàu đó phải quá cảnh từ Biển Đen - qua eo biển Bosporus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Và không giống như Mỹ, Nga không có khả năng không vận đáng kể để duy trì một lực lượng viễn chinh ở nước ngoài.

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng và hậu cần này đồng nghĩa với việc Nga không thể tăng cường lực lượng hiện tại của mình ở Syria vượt quá mức hiện tại của họ, ông Kofman nhận định. Chuyên gia này cho biết: “Nga có một căn cứ không quân không thể mở rộng và muốn hiện diện đòi hỏi phải tiếp cận Bosporus để được hỗ trợ hậu cần và điều đó cho thấy các lực lượng Nga thực sự đang ở một vị trí rất dễ bị tổn thương.

Một cuộc tấn công trả đũa của Nga vào chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng gây rủi ro rất cao. Mặc dù NATO không có khả năng hỗ trợ chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria - quốc gia nằm ngoài khu vực của liên minh - nhưng NATO sẽ có nghĩa vụ hỗ trợ một thành viên có lãnh thổ quốc gia bị tấn công.

Rõ ràng, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều không muốn đối đầu quân sự với nhau. Thật vậy, vào đầu tháng 3 năm 2020, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recip Erdogan đã bay đến Moscow để ký một thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi ngừng bắn ở Idlib và một hành lang an ninh dọc theo đường cao tốc M4 sẽ có các cuộc tuần tra chung Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 2 năm 2020, sau khi các cuộc không kích của Syria khiến 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trả đũa bằng các cuộc không kích vào quân đội Syria và bắn rơi ba máy bay chiến đấu của Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 7.000 binh sĩ ở miền bắc Syria và được hỗ trợ với máy bay không người lái và máy bay. Trong khi đó, máy bay Nga đang hỗ trợ quân chính phủ Syria cố gắng giành lại Idlib - lãnh thổ cuối cùng do phiến quân kiểm soát ở Syria.

Ngoài ra, các cố vấn Nga và cảnh sát quân sự, và lính đánh thuê Nga cũng hoạt động trong khu vực. Thật dễ dàng để hình dung ra nhiều tình huống mà các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga rơi vào tình trạng đối đầu. Chẳng hạn, một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào quân đội Syria có thể làm bị thương các cố vấn Nga. Hoặc, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ vô tình bắn hạ máy bay Nga do nhầm lẫn và sau đó Nga có thể trả đũa bằng cách bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Kofman cho rằng: Dù cả Moscow và Ankara đều không muốn một cuộc chiến trực tiếp, nhưng cả hai đều không đủ khả năng để rút lui khỏi một cuộc chiến.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có một lịch sử nhiều gập ghềnh, bao gồm một loạt các cuộc chiến tranh từ Thế kỷ XVII đến Thế kỷ XX. Nhưng, Moscow và Ankara đã xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây. Từng là mỏ neo phía nam của NATO chống lại Nga, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga khiến Mỹ tức giận đến mức chính quyền Trump loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 .

Câu hỏi đặt ra là liệu Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có những mục tiêu không thể hòa giải, hay chỉ đơn thuần là những mục tiêu khác nhau và hoàn toàn có thể khắc phục để làm hài lòng nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn chứng kiến ​​sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đặc biệt là vì cuộc tấn công của Syria ở Idlib đã khiến gần một triệu người tị nạn tiến về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

“Quân đội Nga được cho là sẽ thay mặt cho chính quyền Syria can thiệp nếu sự ổn định và tồn tại của chính quyền này gặp rắc rối”, ông Kofman cho biết. “Nhưng Nga sẽ không thay mặt các lực lượng Syria can thiệp vào Idlib. Nga không cần Idlib”.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng mọi thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib sẽ chỉ là tạm thời. Bulent Aliriza, Giám đốc Dự án Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, dự đoán: “Cuối cùng thì người Nga sẽ ủng hộ mong muốn của chính phủ Syria giành lại những vùng lãnh thổ đó”.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.