Điều gì chờ đợi Tổng thống Pháp Macron sau bỏ phiếu bất tín nhiệm?

Điều gì chờ đợi Tổng thống Pháp Macron sau bỏ phiếu bất tín nhiệm?

Thứ 3, 21/03/2023 | 13:08
0
Việc kiến nghị bất tín nhiệm đối với chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron không được thông qua khiến quốc hội và đường phố Pháp một lần nữa sôi sục.

Quốc hội Pháp hôm 20/3 đã bác bỏ kiến nghị bất tín nhiệm chống lại chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron, mở đường cho dự luật gây tranh cãi gay gắt về nâng tuổi nghỉ hưu ở Pháp từ 62 lên 64 trở thành luật.

Sự thay đổi đối với hệ thống hưu trí Pháp mà ông Macron đã tìm kiếm kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên vào năm 2017, đã gây ra 2 tháng biểu tình, đình công liên tục và bạo lực không thường xuyên. Nó đã chia rẽ nước Pháp, với các cuộc thăm dò liên tục cho thấy 2/3 dân số phản đối cuộc đại tu hệ thống hưu trí của đất nước.

Giờ đây, với kết quả này, các cuộc biểu tình và sự tức giận trên khắp nước Pháp dường như sẽ không giảm bớt trong những tuần tới. Chúng dường như chắc chắn sẽ phủ bóng đen lên nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Macron, giống như cách phong trào biểu tình Áo vàng đã đánh dấu nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Điều ẩn sau 9 lá phiếu bị thiếu

Kiến nghị bất tín nhiệm chống lại chính phủ của Tổng thống Macron – do liên minh các đảng trung hữu và cánh tả đệ trình – đã nhận được 278 phiếu ủng hộ, tức còn thiếu 9 phiếu so với 287 phiếu cần thiết để thông qua.

Trước đó, các nhà phân tích đã nói rằng các đối thủ của ông Macron khó có thể đạt được đủ 287/577 phiếu cần thiết để “hạ bệ” chính phủ Pháp hiện tại. Do đó, điều gây sốc không phải là sự thất bại của kiến nghị bất tín nhiệm trên, mà là kết quả sít sao mà chính phủ của Tổng thống Macron dựa vào để tiếp tục hoạt động.

Kết quả sít sao phản ánh sự giận dữ đang bao trùm cả một quốc gia đối với việc sửa đổi luật hưu trí, đối với “sự xa cách rõ ràng” của ông Macron, và đối với cách chính phủ sử dụng Điều 49.3 của Hiến pháp Pháp để thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu đầy đủ tại quốc hội.

Thế giới - Điều gì chờ đợi Tổng thống Pháp Macron sau bỏ phiếu bất tín nhiệm?

Cảnh tượng bên trong Quốc hội Pháp ở Paris, ngày 20/3/2023, khi các nhà lập pháp phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của Tổng thống Emmanuel Macron. Ảnh: AP/Market Watch

Theo sau thông báo của Chủ tịch Quốc hội Pháp Yaël Braun-Pivet rằng “kiến nghị bất tín nhiệm không được thông qua”, những tiếng la ó rền vang khắp phòng nghị viện.

Các thành viên của đảng cánh tả cứng rắn France Unbowed (Nước Pháp Bất khuất) đã nhanh chóng giơ cao những tấm biển có nội dung: “Nói không với 64 tuổi”, và “Gặp nhau trên đường phố”.

Ngoài kiến nghị bất tín nhiệm giành được 278 phiếu ủng hộ, kiến nghị bất tín nhiệm thứ hai – do Đảng National Rally (Tập hợp Quốc gia) cực hữu của bà Marine Le Pen đệ trình – cũng thất bại, khi chỉ có 94 nhà lập pháp bỏ phiếu ủng hộ.

Chính phủ đã “né được một viên đạn”, bà Le Pen cho biết. Bà là người chỉ trích gay gắt việc tăng tuổi nghỉ hưu.

Sau khi kết quả bỏ phiếu ngã ngũ, các nhà lập pháp ồ ạt rời khỏi phòng nghị viện, lao xuống cầu thang, đồng thời tuyên bố trước đám đông phóng viên đang chờ đợi ở dưới lầu rằng họ sẽ tiếp tục chiến đấu.

“Chỉ thiếu có 9 phiếu”, bà Mathilde Panot, lãnh đạo của Đảng France Unbowed tại quốc hội, tuyên bố trước một dãy micrô trong căn phòng mạ vàng ở tầng trệt, nơi các phóng viên thường lui tới và các nhà lập pháp phát biểu.

Bà Panot cũng kêu gọi Thủ tướng Elisabeth Borne từ chức, và tóm tắt tình hình là một “cuộc khủng hoảng chính trị mà ông Emmanuel Macron tự tạo ra”.

Lãnh đạo Đảng Socialist (Xã hội) Olivier Faure cho rằng ông Macron không thể tiếp tục như thể cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm gay gắt vừa xong chưa hề xảy ra. Ông Faure nói với một nhóm phóng viên khác gần đó: “Nếu ông ấy muốn hít thở một chút oxy, thì ông ấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc bãi bỏ dự luật”.

Đứng ở một góc là ông Pierre-Henri Dumont, một nhà lập pháp thuộc đảng trung hữu Les Republicains (Cộng hòa), những người nắm giữ lá phiếu quyết định. Trong những ngày gần đây, ban lãnh đạo đảng của ông đã cố gắng hết sức để kiềm chế các thành viên “nổi loạn” đang đe dọa giúp “hạ bệ” chính phủ.

Cuối cùng, dù 1/3 thành viên đảng này đã bỏ phiếu ủng hộ kiến nghị bất tín nhiệm, nhưng điều đó vẫn không đủ để tạo ra sự khác biệt.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Vì các kiến nghị bất tín nhiệm đã thất bại, dự luật cải cách hưu trí của Tổng thống Macron có thể sẽ được thông qua thành luật, và theo đó nâng tuổi nghỉ hưu của hầu hết người lao động từ 62 lên 64 vào năm 2030.

Giờ đây, ông Macron, người không thể tái tranh cử vào năm 2027, tin rằng ông đã đặt nền móng cho những khoản đầu tư khổng lồ vào quốc phòng, năng lượng xanh, trường học và công nghệ cần thiết cho tương lai của nước Pháp. Nhưng với hơn 4 năm còn lại của nhiệm kỳ này, tức từ nay đến năm 2027, ông Macron sẽ phải đối mặt với sự thù địch hơn bao giờ hết.

Các nhà lập pháp phản đối Tổng thống Macron và cuộc đại tu hưu trí của ông đang khám phá các cách thức hợp pháp để cản trở các kế hoạch của ông. Tuy nhiên, không có cách thức nào chắc chắn sẽ hiệu quả.

Một số nhà lập pháp đã bắt đầu một thủ tục cho phép họ khởi động một cuộc trưng cầu dân ý – một quá trình cực kỳ dài và phức tạp chưa từng có kết quả trước đây.

Thế giới - Điều gì chờ đợi Tổng thống Pháp Macron sau bỏ phiếu bất tín nhiệm? (Hình 2).

Người biểu tình tại Quảng trường Vauban ở Paris ngày 20/3/2023, phản đối việc đại tu hệ thống hưu trí của chính phủ Pháp. Ảnh: Shutterstock

Các nhà lập pháp khác tuyên bố sẽ thách thức luật hưu trí mới trước Hội đồng Hiến pháp, một cơ quan xem xét luật để đảm bảo nó tuân thủ Hiến pháp Pháp – chủ yếu với lý do chính phủ đưa việc cải cách hưu trí vào dự luật ngân sách an sinh xã hội trong khi một số thay đổi về hưu trí không liên quan trực tiếp đến ngân sách.

Nhưng không rõ Hội đồng Hiến pháp cuối cùng sẽ ra phán quyết như thế nào, hoặc họ có thể bãi bỏ phần nào của luật. Cho đến nay, chính phủ Pháp đã bày tỏ sự tin tưởng rằng cốt lõi của luật sẽ đứng vững.

Các nhà lập pháp và lãnh đạo công đoàn khác nói rằng chỉ có làn sóng mới của các cuộc đình công và biểu tình mới thuyết phục được ông Macron không thực hiện cải cách hưu trí của mình.

Ông Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo cánh tả và người sáng lập đảng France Unbowed, cho biết: “Vì quá trình kiểm duyệt của quốc hội không hiệu quả, nên đã đến lúc chuyển sang kiểm duyệt quần chúng”.

Có một tiền lệ: Năm 2006, chính phủ Pháp đã hủy bỏ một điều khoản về việc làm cho thanh niên mặc dù nó đã trở thành luật.

Trong trường hợp này, vẫn còn phải chờ xem liệu ông Macron có chấp nhận áp lực tiếp tục đến từ quần chúng trên đường phố hay không.

Minh Đức (Theo NY Times, CNBC)

Quốc hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của Tổng thống Macron

Thứ 2, 20/03/2023 | 22:28
Nếu chính quyền thua trong vòng bỏ phiếu tín nhiệm, ông Macron sẽ phải bổ nhiệm một chính phủ với Thủ tướng mới hoặc giải tán quốc hội, kích hoạt bầu cử sớm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối mặt thách thức lớn nhất

Thứ 2, 20/03/2023 | 08:31
Động thái của ông Macron nhằm thông qua dự luật cải cách hưu trí mà không cần các nhà lập pháp bỏ phiếu khiến làn sóng biểu tình ở Pháp càng thêm dậy sóng.

Pháp: Các đảng đối lập quay lưng với lời kêu gọi của Tổng thống Macron

Thứ 5, 23/06/2022 | 17:46
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cần phải làm quen và chấp nhận một phong cách chính trị mới: không thể tự mình quyết mọi thứ, mà cần cởi mở và tương tác nhiều hơn
Cùng tác giả

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.

Tranh cãi giữa Ukraine – đồng minh ở Đông Âu: Tất cả chỉ tại ngũ cốc?

Thứ 7, 23/09/2023 | 10:37
Ba Lan và các quốc gia thành viên phía Đông của Liên minh châu Âu (EU) – ngoại trừ Hungary – vẫn là những nước ủng hộ Ukraine nhất quán nhất trong khối.
Cùng chuyên mục

Bản đồ của Ukraine "hé lộ" thông tin về thắng bại khi Nga đẩy mạnh tấn công

Thứ 2, 11/12/2023 | 19:11
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) vừa đưa ra một số bản đồ cho thấy lực lượng Nga đã có một số bước tiến tại miền Đông Ukraine trong chiến dịch tấn công trên nhiều mặt trận.

Israel tiếp tục mở rộng chiến dịch tại Gaza

Thứ 2, 11/12/2023 | 18:44
Một video do Reuters đăng tải đã cho thấy khói đen bốc lên tại Khan Younis, Gaza trong ngày Chủ Nhật, sau khi Israel mở rộng chiến dịch quân sự về phía Nam Dải Gaza.

Bạo lực leo thang giữa Israel và Hezbollah

Thứ 2, 11/12/2023 | 18:35
Bạo lực đang leo thang tại biên giới giữa Israel và Lebanon từ ngày Chủ Nhật vừa rồi.

Nga tiến hành 14 cuộc tấn công tên lửa và bom vào vị trí của Ukraine

Thứ 2, 11/12/2023 | 15:21
Cuộc tấn công của Nga được thực hiện nhằm vào các điểm triển khai tạm thời của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Lộ diện chủ nhà hội nghị khí hậu COP29: Lại là một nước giàu dầu mỏ

Thứ 2, 11/12/2023 | 14:43
Sau COP28 ở quốc gia giàu dầu mỏ UAE, COP29 dự kiến sẽ được tổ chức ở một quốc gia thành viên OPEC+, nơi chứng kiến đợt bùng nổ dầu mỏ đầu tiên của thế kỷ 20.
     
Nổi bật trong ngày

Bạo lực leo thang giữa Israel và Hezbollah

Thứ 2, 11/12/2023 | 18:35
Bạo lực đang leo thang tại biên giới giữa Israel và Lebanon từ ngày Chủ Nhật vừa rồi.

Israel tiếp tục mở rộng chiến dịch tại Gaza

Thứ 2, 11/12/2023 | 18:44
Một video do Reuters đăng tải đã cho thấy khói đen bốc lên tại Khan Younis, Gaza trong ngày Chủ Nhật, sau khi Israel mở rộng chiến dịch quân sự về phía Nam Dải Gaza.

Nghệ An: Kỷ luật Phó Chủ tịch UBND huyện

Thứ 2, 11/12/2023 | 21:39
Vi phạm của Phó chủ tịch huyện đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi công tác, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Lộ diện chủ nhà hội nghị khí hậu COP29: Lại là một nước giàu dầu mỏ

Thứ 2, 11/12/2023 | 14:43
Sau COP28 ở quốc gia giàu dầu mỏ UAE, COP29 dự kiến sẽ được tổ chức ở một quốc gia thành viên OPEC+, nơi chứng kiến đợt bùng nổ dầu mỏ đầu tiên của thế kỷ 20.

Bản đồ của Ukraine "hé lộ" thông tin về thắng bại khi Nga đẩy mạnh tấn công

Thứ 2, 11/12/2023 | 19:11
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) vừa đưa ra một số bản đồ cho thấy lực lượng Nga đã có một số bước tiến tại miền Đông Ukraine trong chiến dịch tấn công trên nhiều mặt trận.