Điều gì giúp doanh nghiệp thoát "bẫy chuyển đổi số"?

Điều gì giúp doanh nghiệp thoát "bẫy chuyển đổi số"?

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 6, 10/06/2022 13:59

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chiếm phần đa với 97%. Song, thực trạng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ vẫn chưa đủ điều kiện để chuyển đổi số.

Từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, thế giới nói chung cũng như Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng số, đặc biệt khi các nước áp dụng đóng cửa. Thế giới hậu Covid, cũng chứng kiến sự thay đổi của doanh nghiệp về tư duy lẫn cách quản lý vận hành để phù hợp hơn với yêu cầu của thời đại.

Riêng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có đến 74% các nhà lãnh đạo khẳng định rằng chuyển đổi số hiện nay là việc bắt buộc phải có để cải thiện hiệu suất và phục hồi hậu Covid-19.

72% doanh nghiệp chưa biết CĐS từ đâu

Theo FPT Digital, Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong trên thế giới trong việc ban hành các chương trình và chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, chính chiến lược này đã tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vươn lên, tạo sự bứt phá nhờ hỗ trợ của cuộc cách mạng công nghệ.

Mặt khác, theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc (LHQ), các chỉ số về chính phủ điện tử của nước ta cao hơn mức trung bình thế giới và khu vực. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng 2 bậc lên xếp hạng thứ 86 trên 193 quốc gia thành viên LHQ trên thế giới và thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á.

Ở góc nhìn thực tế về bức tranh chuyển đổi số của Việt Nam, nghiên cứu của FPT Digital cho thấy, hơn 92% doanh nghiệp đã có sự quan tâm hay thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 10% trong số họ nhận định rằng việc chuyển đổi số đã thành công và có thể mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp.

Xu hướng thị trường - Điều gì giúp doanh nghiệp thoát 'bẫy chuyển đổi số'?

Tại Việt Nam, có chưa đến 10% trong số 92% doanh nghiệp CĐS cho rằng việc chuyển đổi số đã thành công và có thể mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp.

Đáng nói hơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chiếm phần đa với 97% nhưng thực trạng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ chưa đủ điều kiện để chuyển đổi số.

Theo thống kê, 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số và 72% chưa biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu.

Từ đó có thể thấy, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp ở nhiều mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp đã có những động thái hành động, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp rơi vào “bẫy chuyển đổi số” khi mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng bản thân đã hoàn thành lộ trình chuyển đổi.

Cụ thể, trong quá trình thực hiện khảo sát với các doanh nghiệp Việt Nam ở các quy mô và lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế, FPT Digital nhận thấy 4 nhóm thách thức chính trong chuyển đổi số doanh nghiệp ở Việt Nam.

Thứ nhất, khó khăn về nguồn tài chính doanh nghiệp. Chi phí cho chuyển đổi số tổng thể sẽ cao hơn các chi phí khác nói chung và lợi ích của chuyển đổi số cũng chưa thể đo được trong ngắn hạn.

Thứ hai, khó khăn về thay đổi văn hoá tổ chức. Chuyển đổi số dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, phòng ban hoặc thậm chí tái cơ cấu lại tổ chức, văn hoá doanh nghiệp theo một hướng mới.

Xu hướng thị trường - Điều gì giúp doanh nghiệp thoát 'bẫy chuyển đổi số'? (Hình 2).

Thứ ba, khó khăn về năng lực triển khai. Nguồn nhân lực triển khai chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay là chưa cao và chưa đáp ứng được sự đổi mới liên tục của công nghệ.

Thứ tư, khó khăn về các giải pháp chuyển đổi số. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa được cung cấp đủ thông tin để đưa ra một lộ trình chuyển đổi số một cách xuyên suốt, dài hơi và phù hợp với doanh nghiệp.

Tận dụng lợi thế thị trường

Tới 2030, Chương trình CĐS quốc gia đặt mục tiêu gia tăng vị thế trên bảng xếp hạng chính phủ điện tử của LHQ lần lượt lên top 70 vào năm 2025 và 50 nước dẫn đầu. Cùng với đó, kinh tế số sẽ đóng góp 30% GDP cả nước và năng suất lao động hàng năm tăng trưởng ở mức lớn hơn 8%.

Do đó, để thực hiện mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, FPT Digital cho rằng, doanh nghiệp cần xác định rõ, từ đó tận dụng lợi thế của mình và xu hướng thị trường hơn nữa.

Bởi, Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá trong cuộc đua công nghệ để cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới bao gồm.

Mặt khác, nếu xét về nâng cao nội tại doanh nghiệp, đã có sự gia tăng trong nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với tầm quan trọng của chuyển đổi số; đa dạng trong các kênh bán hàng, tiếp thị; khả năng kết nối thông tin và áp dụng công nghệ đã được nâng cao,…

Sự hỗ trợ từ yếu tố bên ngoài cũng ngày càng nhiều hơn. Các chương trình và chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ hỗ trợ tạo nên môi trường chuyển đổi số cho các tổ chức. Thêm vào đó là hành vi tiêu dùng của người Việt đang chuyển biến tích cực và sự phục hồi của các chuỗi cung ứng trên toàn cầu hậu Covid-19, …

Theo đó, dựa vào thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, FPT Digital đưa ra dự báo các xu hướng chuyển đổi số sẽ bùng nổ trong năm 2022.

Mô hình làm việc kết hợp (Hybrid working model). Là mô hình làm việc trong đó nhân viên có không hoàn toàn làm việc ở văn phòng mà được làm việc ở ngoài thông qua internet. Mô hình này mang lại sự thoải mái cho nhân viên, giảm tới 30% chi phí vận hành cho doanh nghiệp và phẳng hoá các thách thức về địa lý trước đây.

Xu hướng thị trường - Điều gì giúp doanh nghiệp thoát 'bẫy chuyển đổi số'? (Hình 3).

 Mô hình làm việc kết hợp online và offline đang là xu hướng của các doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số, giúp giảm chi phí vận hành

Nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform). Nền tảng này thu thập và tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều nguồn sau đó phân tích và vẽ lên hồ sơ 360 độ của khách hàng. CDP gia tăng tổng thể về chăm sóc khách hàng (CX) của doanh nghiệp bao gồm mở rộng cá nhân hoá, hỗ trợ rõ rệt đối với hoạt động Marketing và tối ưu hành trình mua hàng của khách, …

Kiến trúc đa đám mây (Multi Cloud). Là sử dụng cùng lúc từ hai trở lên các nền tảng điện toán đám mây khác nhau. Đa đám mây có thể cải thiện thời gian hoạt động liên tục của hạ tầng CNTT, tận dụng thế mạnh của các nhà cung cấp nền tảng và tối đa hóa ngân sách đầu tư doanh nghiệp, …

Tự động hóa (Robotics Process Automation): Các quy trình tự động hóa bằng robot góp phần giải phóng nhân lực cho các công việc tạo ra giá trị gia tăng hơn, thúc đẩy năng suất và độ chính xác cao cho thành phẩm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.