Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C?

Thứ 7, 14/05/2022 | 08:30
0
Thế giới có thể tạo ra giá trị sản xuất lên tới 1,4 nghìn tỷ USD bằng cách áp dụng thực hành quản lý bền vững đất và nguồn nước.

Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra hạn hán ở nhiều khu vực dễ bị tổn thương trên thế giới, đặc biệt là những khu vực có dân số tăng nhanh, với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và những thách thức về an ninh lương thực.

Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo mới công bố gần đây của Công ước Liên hợp quốc về Chống sa mạc hoá (UNCCD).

Ông Ibrahim Thiaw, Thư ký điều hành của UNCCD nhận định: “Hạn hán và những thiệt hại đi kèm có xu hướng tăng tiến theo thời gian. Hậu quả từ hạn hán không chỉ ảnh hưởng đến xã hội loài người mà còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái”.

Báo cáo được công bố tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP15) của UNCCD tại thành phố Abidjan, Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà).

Trong vòng vài thập kỷ tới, 129 quốc gia sẽ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra hạn hán ngày càng tăng, chủ yếu do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ở một số quốc gia nguyên nhân có thể đến từ sự gia tăng dân số.

Thế giới - Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C?

Ông Ibrahim Thiaw, Thư ký điều hành của Công ước Liên hợp quốc về Chống sa mạc hoá (UNCCD). Ảnh: World Economic Forum

Báo cáo cho biết, theo một số dự đoán, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C vào năm 2100, thiệt hại do hạn hán gây ra có thể cao gấp 5 lần so với hiện tại, đặc biệt ở các khu vực Địa Trung Hải và Đại Tây Dương của châu Âu.

Nếu các biện pháp không được nghiêm túc triển khai, theo báo cáo, ước tính khoảng 700 triệu người sẽ có nguy cơ phải di tán vì hạn hán vào năm 2030. Đồng thời cứ 4 trẻ em thì sẽ có 1 trẻ sống ở các khu vực thiếu nước nghiêm trọng vào năm 2040.

Cho tới năm 2050, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới. Ước tính có khoảng 4,8-5,7 tỷ người sẽ sống ở các khu vực khan hiếm nước trong ít nhất một tháng mỗi năm. Con số sẽ tăng lên so với mức 3,6 tỷ người hiện nay.

Hơn 216 triệu người có thể buộc phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2050, phần lớn do hạn hán kết hợp với các yếu tố khác bao gồm khan hiếm nước, năng suất nông nghiệp giảm, mực nước biển dâng lên và bùng nổ dân số.

Ông Thiaw nói: “Chúng ta đang ở bước ngoặc quyết định.”

“Cải tạo đất là một trong những biện pháp tối ưu, toàn diện nhất, giúp giải quyết nhiều yếu tố tiềm ẩn của vòng tuần hoàn nước bị suy thoái và đất mất đi độ phì nhiêu. Chúng ta phải xây dựng và tu sửa lại cảnh quan, mô phỏng thiên nhiên nhiều nhất có thể và tạo ra các hệ thống sinh thái chức năng”.

Một số sự kiện lịch sử

Báo cáo cho thấy từ năm 1970 đến năm 2019, các hiểm họa về thời tiết, khí hậu và nước chiếm 50% thảm họa thiên tai và 45% các ca tử vong do thảm họa, chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Hạn hán chiếm 15% các thảm họa thiên nhiên nhưng lại gây thiệt hại về người lớn nhất, với con số khoảng 650.000 người tử vong từ năm 1970 đến 2019.

Và kể từ năm 2000 trở đi, số lượng và thời gian diễn ra hạn hán đã tăng 29%, trong khi vào năm 2022, hơn 2,3 tỷ người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, gần 160 triệu trẻ em chịu ảnh hưởng của hạn hán nghiêm trọng và kéo dài.

Thế giới - Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C? (Hình 2).

Lòng hồ bị nứt trong đợt hạn hán tại Nicasio, California, Mỹ, năm 2021. Ảnh: Bloomberg

Tỉ lệ thực vật bị ảnh hưởng bởi hạn hán đã tăng hơn gấp đôi trong 40 năm qua, với khoảng 12 triệu ha đất bị xói mòn mỗi năm do hạn hán và sa mạc hóa. Trong khi 84% các hệ sinh thái trên cạn bị đe dọa do thay đổi và tình trạng cháy rừng ngày càng gia tăng.

Trong 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21, rừng mưa Amazon đã trải qua 3 đợt hạn hán trên diện rộng và cả 3 lần đều gây ra cháy rừng lớn. Tình trạng hạn hán đang ngày càng trở nên phổ biến ở khu vực Amazon do mối liên hệ giữa việc tận dụng đất rừng và biến đổi khí hậu.

Báo cáo cho biết, nếu nạn phá rừng ở Amazon tiếp tục tăng, 16% diện tích rừng còn lại có thể sẽ bị thiêu rụi vào năm 2050.

Các kỹ thuật bền vững

UNCCD kêu gọi các kỹ thuật quản lý nông nghiệp bền vững và hiệu quả nhằm sản xuất thêm nhiều lương thực với ít đất và nước hơn. UNCCD cũng kêu gọi thay đổi mạnh mẽ mối quan hệ của con người với thực phẩm, thức ăn gia súc và chất xơ, hướng tới chế độ ăn dựa trên thực vật và giảm hoặc ngừng tiêu thụ động vật.

UNCCD thúc đẩy xây dựng và thực hiện các kế hoạch phối hợp ứng phó với hạn hán, thiết lập hiệu quả các hệ thống cảnh báo sớm hoạt động xuyên biên giới, đầu tư vào chất lượng đất đai và huy động nông dân, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nhân và trên hết là thanh niên.

Giá trị sản xuất lên tới 1,4 nghìn tỷ USD có thể được tạo ra trên toàn cầu bằng cách áp dụng thực hành quản lý bền vững đất và nguồn nước.

Báo cáo cũng ghi nhận một số tin tích cực: Khoảng 4 triệu ha đất bạc màu trong “các khu vực bị xâm lấn nghiêm trọng” đã được khôi phục trong khuôn khổ các sáng kiến phục hồi do Liên minh Châu Phi (AU) đứng đầu, được gọi là The Great Green Wall.

Sáng kiến này đã đạt được 4% mục tiêu trong tổng số 100 triệu ha đất cần khôi phục, giúp giảm các mối đe dọa tiềm tàng của sa mạc hóa và hạn hán.

Thế giới - Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C? (Hình 3).

Khói bốc lên từ đám cháy tại rừng Amazon, Brazil, tháng 8/2019. Ảnh: EPA

Hoàng Ngân (Theo The National News)

Hàng trăm triệu người có thể phải di cư vì biến đổi khí hậu

Thứ 5, 16/09/2021 | 08:40
Những hành động cấp thiết hiện nay cần thực hiện là thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế và giảm lượng khí thải toàn cầu. 

Biến đổi khí hậu có thể là dấu chấm hết cho thuỷ điện?

Thứ 7, 04/09/2021 | 07:55
Thủy điện từ lâu được xem là một nguồn năng lượng tái tạo đáng tin cậy, nhưng ngày nay thường dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và lũ lụt.

G-7 viện trợ 20 triệu Euro giúp dập tắt cháy rừng ở Amazon, Brazil bất ngờ từ chối

Thứ 3, 27/08/2019 | 18:05
Brazil đã từ chối lời đề nghị viện trợ 20 triệu Euro từ các nước G-7 trong việc chống lại ngọn lửa đang thiêu đốt từng khoảng rừng ở Amazon.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Ông Zelensky nói đã “chốt” thỏa thuận với Mỹ về tên lửa tầm xa ATACMS

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Mỹ lần đầu tiên giao tên lửa ATACMS có tầm bắn 165 km cho Ukraine vào tháng 10 năm ngoái, sau nhiều tháng cân nhắc.

Hỏa lực Nga tấn công cơ sở hạ tầng chiến lược Ukraine ở gần Odessa

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:55
Đêm 22 tháng 4, cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraine ở gần Odessa đã bị quân đội Nga tấn công.

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.