Chuyện thú vị về sếp ngân hàng từng được đồn có lương 1,6 tỷ/tháng

Chuyện thú vị về sếp ngân hàng từng được đồn có lương 1,6 tỷ/tháng

Thứ 2, 19/02/2018 | 14:00
0
Từng được gọi là “linh hồn” của “ngân hàng đỏ” và được đồn nhận mức lương 1,6 tỷ đồng/tháng, ông Nguyễn Đức Vinh vẫn dứt áo ra đi sang “ngân hàng xanh” với mức lương không tiết lộ.

Lần gần đây nhất người viết gặp ông Nguyễn Đức Vinh là trong một buổi thông tin kết quả kinh doanh của ngân hàng. “Anh Vinh mới lên chức ông ngoại đấy”, một nguồn tin thân cận với CEO này chia sẻ, khi nghe nhận xét: “CEO dạo này vượng sắc”.

Ông Nguyễn Đức Vinh sinh năm 1958 (Mậu Tuất) năm nay 60 tuổi. Hiện tại, ông là Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và được mệnh danh là một trong những sếp ngân hàng (banker) kín tiếng bậc nhất Việt Nam. Hay nói đúng hơn thì ông Vinh là CEO không thích ồn ào như cách nói của nguồn tin thân cận với ông. Vị này lý giải ông muốn “sống bình thường như bao người khác”, theo quan niệm “hết mình với công việc nhưng khi về nhà thì chỉ là một người bình thường”.

Tài chính - Ngân hàng - Chuyện thú vị về sếp ngân hàng từng được đồn có lương 1,6 tỷ/tháng

Ông Nguyễn Đức Vinh.

Xuất hiện trong buổi họp báo công bố thông tin các hoạt động của ngân hàng mình đang điều hành, ông vẫn tỏ ra “lép vế” trước các phó tướng, khi để họ nói hết các vấn đề về con số, kinh doanh. Đến phút cuối, ông mới nhấn nhá ở một số con số có vẻ đáng chú ý, và “ra mặt” trả lời các câu hỏi của giới truyền thông.

Banker kín tiếng

Không ai biết lý do ông Nguyễn Đức Vinh trở nên kín tiếng như vậy. Trước đây, khi còn là CEO Techcombank, giai đoạn khoảng 2000 đến cuối 2011, ông vẫn xuất hiện đều đặn trước truyền thông. Từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc tại VPBank, phóng viên theo dõi lĩnh vực tài chính - ngân hàng cảm nhận rõ sự “ở ẩn” của ông.

Một cổ đông của Techcombank chia sẻ với người viết câu chuyện rời ngân hàng của ông Nguyễn Đức Vinh với nhiều cảm xúc. Hầu hết cổ đông đều bất ngờ vì nội dung ông Vinh từ nhiệm không có trong tờ trình HĐQT gửi cho cổ đông trước đó. Ngày 28/4 đại hội diễn ra thì đơn từ nhiệm của ông được gửi vào ngày 27/4. Lý do được ông đưa là cần nhiều thời gian hơn cho công việc gia đình, cá nhân. Chỉ vài tháng trước, ông cũng rời vị trí Tổng giám đốc nhà băng này. 

Trước đó, Techcombank từng được ông Vinh nói là ngân hàng mà ông "sống cùng". 

Từ nhiệm tại Techcombank vào tháng 4/2012 thì đến tháng 7 cùng năm, ông bắt đầu làm việc tại VPBank với vai trò Tổng giám đốc. Kể từ đó, ông chỉ xuất hiện rất chừng mực, nếu không nói là dè dặt và thường “chỉ thấy tiếng, không thấy người” khi mà hình ảnh ông hầu như không xuất hiện trên truyền thông dù các phát ngôn thỉnh thoảng vẫn có.

Thời điểm này, người ta vẫn không biết vì sao ông Vinh chuyển ngân hàng qua một đơn vị có quy mô nhỏ hơn. Thị trường cũng có nhiều đồn đoán và đều ngạc nhiên với quyết định này. Trong khi đó, với tư cách người trong cuộc, ông chỉ nói ngắn gọn trong ngày tiếp quản công việc ở VPBank là bị thuyết phục bởi Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng và vì “nhà anh Dũng ở cùng khu với nhà tôi”.

Banker triệu đô

Đến giờ, không ít người quen với việc nhìn ông Nguyễn Đức Vinh thành danh trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng thực tế, ông đi lên từ lĩnh vực hàng không. Từng có khoảng 10 năm từ 1989 đến 1999 làm việc tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), vị trí cao ông từng đảm nhiệm là Phó tổng giám đốc và Trợ lý cao cấp cho tổng giám đốc.

Ông bắt đầu “nghiệp bank” vào năm 1999, với vai trò Phó tổng giám đốc Techcombank và đến năm 2000 được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ngân hàng này. Tức là, tính đến khi rời khỏi Techcombank, ông Vinh có 12 năm gắn bó với ngân hàng.

Một nhà báo kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho biết giai đoạn những năm 2008 đến 2012, cùng với 2 cựu tổng giám đốc của hai ngân hàng thương mại cổ phần phía Nam, ông Nguyễn Đức Vinh được cho là một trong 3 CEO ngân hàng “có giá” nhất ở Việt Nam. Cơ sở được vị này đưa ra chính là “độ hot” của cái tên vị CEO này và một cơ sở tế nhị hơn chính là mức lương của ông.

Năm 2012, nhiều thông tin cho biết ông Vinh là CEO ngân hàng nhận lương cao nhất. Thông thường, với CEO ngân hàng, mức lương sẽ dựa trên thoả thuận của cá nhân đó với các ông chủ ngân hàng và con số không bao giờ công khai. Tuy nhiên, thông tin thời điểm đó cho biết vị trí quán quân thuộc về ông Nguyễn Đức Vinh, với con số được đưa ra là 1 triệu USD/năm, tương đương hơn 1,6 tỷ đồng/tháng.

Trước đó, Nguyễn Đức Vinh là cái tên hot đã khiến thị trường xôn xao những tháng cuối năm 2011 với thông tin ông rời Techcombank sau 12 năm gắn bó. Cuối năm 2011, Chủ tịch HĐQT Techcombank, ông Hồ Hùng Anh, lên tiếng xác nhận việc này. Vị trí tổng giám đốc "nhà băng đỏ" được dành cho một nhân sự ngoại quốc. Từ đó đến nay, trong khoảng 5 năm, Techcombank đã có 4 người đảm nhiệm vị trí tổng hoặc quyền tổng giám đốc: 2 nhân sự ngoại và 2 nhân sự nội.

Banker không cổ phiếu

Sau khi VPBank lên sàn, cổ phiếu ngân hàng này khá “hot”, thế nhưng với tư cách CEO của nhà băng này, ông Vinh lại không có trong tay bất cứ cổ phiếu nào.

Đến nay, ông Vinh chỉ có vỏn vẹn 77 cổ phiếu, mà lại là của một công ty con, không phải của ngân hàng. Danh sách tỷ phú sàn chứng khoán không có tên ông. Tuy nhiên, vợ ông lại có tên trong danh sách này, với 10 triệu cổ phiếu VPB, tương đương hơn 530 tỷ đồng khi quy đổi theo thị giá.

Tương tự, thông tin về chế độ đãi ngộ của VPBank với CEO Nguyễn Đức Vinh cũng chưa bao giờ xuất hiện. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017, VPBank cho biết tổng thu nhập của HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành của ngân hàng là gần 49 tỷ đồng. Bình quân, mỗi người sẽ nhận về khoảng 2,5 tỷ đồng một năm. Với cả hai vị trí trong HĐQT và Ban Điều hành thì ước tính một cách cơ học, ông Nguyễn Đức Vinh có thể nhận về khoảng 5 tỷ đồng/năm, tương đương hơn 410 triệu đồng/tháng. Con số trên là con số dự tính nhưng cũng có giá trị tham khảo.

Năm 2017 có một con số thú vị liên quan đến cả hai ngân hàng nơi ông Nguyễn Đức Vinh từng và đang nắm giữ vị cao nhất trong ban điều hành, đó là 8.000 tỷ đồng. Năm 2017, Techcombank báo lãi hơn 8.000 tỷ đồng, VPBank cũng đạt mức hơn 8.100 tỷ đồng - đều là những con số kỷ lục trong hoạt động của hai ngân hàng trên.

Thời điểm măm 2012, khi ông Vinh qua VPBank, lợi nhuận của nhà băng này giảm 20% từ hơn 800 tỷ đồng xuống còn hơn 630 tỷ đồng. Sau 5 năm, đến 2017, lợi nhuận của VPBank tăng gần 13 lần.

Banker tự tin, hay cười

Ở ẩn với truyền thông, nhưng ngoài đời, cách nói chuyện của CEO này khá cởi mở, thoải mái. Trong nhiều lần gặp gỡ truyền thông, khi giải đáp thắc mắc của mọi người, ông nhiều lần cười to thành tiếng sảng khoái.

Ông Vinh cũng không né tránh dù gặp câu hỏi khó.

“Chúng tôi đã bao giờ tăng trưởng nóng đâu”, ông trả lời câu hỏi của một nữ phóng viên, khi được hỏi về sự phát triển thần tốc của nhà băng mà ông là CEO.

Một số người tưởng ông sẽ né tránh khi được hỏi về công ty tài chính, thứ đang đem lại phân nửa lợi nhuận cho ngân hàng nhưng lại gây tranh cãi trên thị trường khi lãi suất cao hơn cả vay thế chấp.

Thế nhưng, ông Vinh đã gọi đích danh thuật ngữ “gà đẻ trứng vàng” để nhắc về công ty tài chính và “khai” ra số nhân viên thu hồi nợ. Ông cũng không giấu diếm việc “thỉnh thoảng bị báo chí nêu là nhân viên tra tấn khách bằng điện thoại, tin nhắn". Ông giải thích: "Đó là nghiệp vụ bắt buộc phải làm, biết vẫn phải làm nhưng sẽ điều chỉnh, hạn chế”.

Khi nói về đối thủ cạnh tranh, ông Vinh nói rằng ông không so sánh với người khác vì chỉ khi nằm trong chiến lược thì mới biết có thành công hay không và thành công thể hiện ở kết quả.

“Chúng tôi chẳng có ý định so sánh mình với các đơn vị khác vì khó nói ai đúng, ai sai, mỗi người có cách thành công của mình”, vị CEO tuổi Mậu Tuất bày tỏ.

Theo Zing

Điều ít biết về những nhân vật tuổi Tuất quyền lực trong giới ngân hàng

Thứ 6, 16/02/2018 | 14:00
Từ Ngân hàng Nhà nước cho đến các ngân hàng thương mại có tiếng trên thị trường đang được điều hành, dẫn dắt bởi không ít lãnh đạo tuổi Tuất quyền lực.

Lý do các đại gia chọn “ghế nóng” ngân hàng, rời sếp doanh nghiệp

Thứ 3, 02/01/2018 | 06:30
Sau khi ông Đỗ Minh Phú chọn giữ lại ghế chủ tịch Tiên Phong Bank, rời bỏ cương vị sếp tập đoàn DOJI, bà Thái Hương lựa chọn Bắc Á Bank thay vì tập đoàn TH…, mới đây bầu Hiển cũng đưa ra quyết định thôi chức Chủ tịch tập đoàn T&T để giữ lại vị trí Chủ tịch SHB.
Cùng tác giả

Cổ phiếu công ty CP Văn hóa Phương Nam bị đưa vào diện kiểm soát

Thứ 2, 19/02/2018 | 13:59
Theo Quyết định của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), CTCP Văn hóa Phương Nam (HoSE: PNC) sẽ vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/02/2018.

Cận Tết, 5 vé Jackpot Vietlott "nổ" liên tiếp, tổng tiền thưởng hơn 58 tỷ

Chủ nhật, 11/02/2018 | 10:06
Chỉ trong 10 ngày cận Tết Mậu Tuất, đã có đến 5 tấm vé trúng giải Jackpot 2 với tổng trị giá giải thưởng lên tới hơn 58 tỷ đồng.

“Trùm” Tasco kêu lỗ, BOT không còn là “gà đẻ trứng vàng”

Chủ nhật, 11/02/2018 | 07:00
Theo báo cáo tài chính mới công bố, năm 2017 "ông trùm" BOT Tasco mới chỉ hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra.

Đạm Hà Bắc "bứt phá" với số lỗ 600 tỷ đồng

Thứ 7, 10/02/2018 | 08:10
Dù lỗ lớn tới hơn 600 tỷ đồng nhưng năm qua, Đạm Hà Bắc được xem là "bứt phá" khi vẫn “lỗ trong kế hoạch”.

Chậm nộp báo cáo tài chính, 2 công ty của bầu Đức vào diện cảnh báo

Thứ 5, 08/02/2018 | 06:58
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) vừa có thông báo gửi công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) lưu ý về việc các doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2 năm liên tiếp. Đây đều là hai doanh nghiệp do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cùng chuyên mục

Áp lực bán dâng cao, thị trường lại "dò đáy"

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:39
Lực bán áp đảo khiến VN-Index có lúc rơi về sát mốc 1.170 điểm trước khi thu hẹp đà giảm về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch”.

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

Lãnh đạo MSB nói gì về trường hợp mất tiền gửi tại ngân hàng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:30
Theo Tổng Giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh, ngân hàng luôn tôn trọng quyền phán quyết của cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Lãi suất ngân hàng 23/4: Tăng mạnh, kỳ hạn 24 tháng lập đỉnh mới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:23
Lãi suất các kỳ hạn 3, 6, 12 và 24 tháng của OceanBank sáng nay 23/4 tăng mạnh. Hiện OceanBank là ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 24 tháng.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng SJC

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:56
Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Loại vàng miếng là vàng miếng SJC được NHNN tổ chức sản xuất. Tỉ lệ đặt cọc là 10%.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

VN-Index tăng 15 điểm bất chấp thanh khoản "èo uột"

Thứ 2, 22/04/2024 | 15:42
Dù các nhóm ngành đều tăng trưởng khá tích cực nhưng thanh khoản còn khá lỏng lẻo, tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay giảm 66% xuống 17.919 tỷ đồng.

Lợi nhuận của MB sụt giảm 11% trong quý I/2024

Thứ 2, 22/04/2024 | 12:17
Nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận quý I bị bào mòn là do MB đã dành ra 2.707 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 46,4% so với cùng kỳ.

Lăng kính chứng khoán 23/4: Nhịp giảm đã kết thúc?

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Thị trường hồi phục mang tính kỹ thuật và nhịp giảm có thể chưa kết thúc, NĐT nên tiếp tục thận trọng, tranh thủ nhịp phục hồi để cơ cấu danh mục về mức an toàn.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.