Điều trị hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính cần điều trị từ gốc

Thứ 2, 22/01/2024 10:23

Người xưa khi lập phương đều cho rằng ‘thấy đờm đừng trị đờm, thấy huyết đừng trị huyết’, tuy chứng thấy đờm, thấy huyết nhưng cần cẩn thận xem xét nguyên nhân tại đâu mà trị từ “gốc” rồi mới đến “ngọn”. Trong điều trị các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, để hạn chế bệnh tái phát thì cần xem xét kỹ căn nguyên sinh bệnh để điều trị hiệu quả.

Chứng háo suyễn trong Đông y

Hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… trong Đông y thuộc phạm vi chứng “háo suyễn”, tức là khí không được liễm nạp về Thận, Tỳ dương hư yếu, thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm; Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen), hít thở gấp háp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít, gọi là suyễn.

Háo suyễn liên quan trực tiếp đến 3 tạng Phế - Tỳ - Thận do 3 tạng này có liên quan mật thiết đến chức năng của thuỷ dịch và đường vận hành của khí trong cơ thể. Cụ thể:

- Tỳ hư mất đi sự kiện vận, tích thấp sinh đàm, dần dần tích luỹ từ trung tiêu mà đưa lên phế, làm phế trướng mãn và phế khí không tuyên thông, khó hạ giáng, làm hô hấp bị trở ngại mà phát thành suyễn. Tỳ hư sinh đàm, đàm dưới dạng nhầy, đục, đặc, do nôn, do khạc ra hay nghe thấy tiếng lọc xọc trong cổ, trong ngực khi ho, khi thở...

- Phế - thận hư nhược: Do chức năng chủ yếu của tạng phế là chủ khí và điều hành hô hấp, cho nên trong Hoàng đế - Nội kinh có nói “hễ là khí cấp - suyễn thở các bệnh chứng thuộc khí phận, ngực, tức đều thuộc phế”. Hô hấp bình thường ngoài dựa vào phế khí túc giáng ra, còn yêu cầu quyền nhiếp nạp của tạng thận. Thận chủ nạp khí, thận có tác dụng hỗ trợ phế khí hít khí và giáng khí. Một khi nguyên khí của thận bị tổn thương, khí mất đi sự nhiếp nạp, thì thở vào không về tới gốc, khí nghịch dồn lên mà thành suyễn.

Như vậy theo quan niệm của Đông y, căn nguyên sinh háo suyễn từ nội tại của người bệnh chính xuất phát từ ba tạng là Tỳ - Phế - Thận.

Bài thuốc cổ phương chữa bệnh từ “gốc”

Bài thuốc Tô tử giáng khí thang được ghi chép đầu tiên vào thời nhà Đường trong cuốn “Bị cấp thiên kim yếu phương” với tên gọi “Tử tô tử thang”, đến thời nhà Tống được đổi tên thành bài thuốc “Tô tử giáng khí thang” theo ghi chép trong cuốn “Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương”.

img

Thuốc hen Phúc Hưng được bào chế theo bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang (Ảnh: benhhen.vn)

Bài thuốc Tô tử giáng khí thang chủ yếu được ứng dụng trong các bệnh lý chuyên khoa hô hấp, không chỉ điều trị hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tâm phế mạn, suy tim mạn, đồng thời có thể cải thiện các triệu chứng của các bệnh lý hô hấp như ho, khò khè, khạc đờm,… Bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang với kết cấu phối hợp các vị thuốc chặt chẽ và tinh tế, có hiệu qủa điều trị rõ ràng và được các thầy thuốc ưa chuộng cho đến ngày nay. 

Trong bài có Tô tử giáng khí bình suyễn, trừ đàm chỉ khái, làm quân dược. Bán hạ táo thấp hoá đàm, giáng nghịch; Hậu phác giáng khí tiêu bĩ, làm khoan khoái vùng ngực; Tiền hồ giáng khí trừ đàm, chỉ khái, 3 vị thuốc kết hợp hỗ trợ Tô tử giáng khí bình suyễn, cùng làm thần. Quân và thần kết hợp, để trị thực tà ở phía trên (đàm thấp ở trên). Nhục quế tính ôn, tác dụng bổ vào mệnh môn hoả, giúp thận nạp khí bình suyễn nghịch, điều trị hạ hư (thận khí hư hàn). Đương quy vừa có tác dụng trị khái nghịch, vừa dưỡng huyết bổ can nhuận táo, kết hợp với nhục quế ôn bổ hạ hư. Trần bì táo thấp trừ đàm; cam thảo chỉ khái, điều hoà các vị thuốc. 

Toàn bài thuốc điều trị cả gốc và ngọn, thượng hạ đồng trị nhưng tập chung chính vào gốc sinh bệnh, chú trọng phần thượng tiêu (phế), khiến cho đàm tiêu, khí giáng, khái suyễn được bình.

Dưới đây là chế phẩm thuốc đông dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương “Tô tử giáng khí thang”, có gia giảm thêm vị thuốc Nam phù hợp với thể trạng người Việt. Sản phẩm là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép. 

Thuốc đông dược

Thuốc Hen Phúc Hưng

(Sản xuất tại nhà máy đạt thực hành sản xuất tốt của tổ chức y tế thế giới GMP - WHO)

Điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.

Phòng ngừa cơn hen tái phát.

img

Thành phần: Lọ 250ml

Mỗi lọ chứa 250ml cao lỏng (1:1) được chiết xuất từ 266,5g dược liệu đã qua chế biến gồm:

Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 40g

Bán hạ nam chế (Rhizoma Typhonii trilobati praeparata): 34g

Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae): 17g

Quế (Vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Cinnamomi): 8,5g

Tiền hồ (Radix Peucedani): 34g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae): 28g

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis): 14g

Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 40g

Lá táo (Folium Ziziphus mauritiana): 34g

Sinh khương (Rhizoma Zingiberis recens): 17g

Tá dược: Natri benzoat, đường kính, nước tinh khiết: Vừa đủ 250ml

Tác dụng: Giáng khí, bình suyễn, ôn hóa đàm thấp.

Chỉ định: 

- Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.

- Các trường hợp ho suyễn, tức ngực, đờm nhiều, khó thở. 

- Phòng ngừa cơn hen tái phát.

Cách dùng – Liều dùng: Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.

Trẻ dưới 6 tuổi: mỗi lần 10ml.

Trẻ từ 6 - 14 tuổi: mỗi lần 20ml.

Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: mỗi lần 30ml.

Chống chỉ định: 

Phụ nữ có thai, người tiểu đường. 

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: 

Thận trọng khi dùng thuốc cho người tăng huyết áp.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ. 

Website: www.phuchung.vn 

https://www.facebook.com/benhhenphequan

Liên hệ: 1800 5454 35

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Số giấy xác nhận: 3e/2023/XNTT/YDCT

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.