Doanh nghiệp cần sẵn sàng trước mọi biến động của môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp cần sẵn sàng trước mọi biến động của môi trường kinh doanh

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 7, 27/11/2021 07:01

Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược toàn diện để hỗ trợ nhân viên, khách hàng, nhà cung ứng và cả cộng đồng khi khủng hoảng xảy ra.

Thực trạng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Việt Nam

Thực tế cho thấy hậu quả nặng nề của dịch bệnh, kéo theo nhiều vấn đề, đó là sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, sản xuất ngưng trệ, sự gián đoạn của chuỗi lao động cùng với chi phí đầu vào liên tục tăng trong khi doanh thu sụt giảm.

Tất cả như những cơn sóng dữ trùm qua “ngưỡng chịu đựng” của hầu hết các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực.

Về vấn đề này, ông Ivan Phạm, Phó Tổng Giám đốc Khối dịch vụ Tư vấn Quản trị Rủi ro, Deloitte Việt Nam nhận định : “Công tác quản trị rủi ro của các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu được triển khai theo hướng tự phát và thường tập trung nhiều vào việc ghi chép thông tin rủi ro”.

Theo ông Ivan Phạm, qua khảo sát, chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp trả lời “có” khi được hỏi: Doanh nghiệp của anh/chị đã áp dụng và triển khai kế hoạch quản lý rủi ro hay chưa? Từ đó, có thể thấy, nhận thức về quản trị rủi ro các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang làm, nhưng làm tới đâu lại do sự trưởng thành của doanh nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp cần sẵn sàng trước mọi biến động của môi trường kinh doanh

Ông Ivan Phạm, Phó Tổng Giám đốc Khối dịch vụ Tư vấn Quản trị Rủi ro, Deloitte Việt Nam

Ông cho rằng, chỉ có doanh nghiệp lớn mới có ý thức đầu tư cho hệ thống quản lý bài bản và chuyên sâu, còn các doanh nghiệp hiện tại đa số lên kế hoạch quản lý rủi ro chỉ dựa vào kinh nghiệm đã có. Hơn nữa, các công ty đang đánh giá rủi ro hiện hữu chỉ ở mức trung bình và cho mục tiêu ngắn hạn, mà chưa có những tầm nhìn thiết thực cho tương lai.

“Cần đặt ra câu hỏi nếu sau này không phải Covid-19 mà là một sự kiện bất khả kháng khác, cũng bất ngờ như vậy, liệu chúng ta đã thật sự sẵn sàng hay chưa? Tôi cho rằng các doanh nghiệp chưa chuẩn bị đủ”, ông nhấn mạnh thêm.

Vì vậy, hơn bao giờ hết, đây chính là thời điểm doanh nghiệp cần thay đổi tư duy theo hướng quản trị rủi ro hiện đại và cách nhìn nhận đúng đắn về quản trị rủi ro bao gồm quản trị khủng hoảng để xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro hiệu quả và hoạt động liên tục khi khủng hoảng xảy ra.

Vai trò quản trị rủi ro trong bối cảnh phục hồi

Gần hai năm kéo dài của Covid-19, đặc biệt làn sóng thứ tư vừa qua, đã cho thấy thực tế hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn và toàn diện về quản trị rủi ro và khủng hoảng.

Xét trên lý thuyết, quản trị rủi ro hay khủng hoảng, kế hoạch hoạt động liên tục và kế hoạch khôi phục sự cố đều nằm trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Đây đều là những yếu tố đặc biệt quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp trước những giai đoạn khó khăn, như Covid-19.

Do đó, bà Stephanie Betant, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam cho rằng, quản lý kinh doanh liên tục dù từng bị xem nhẹ trước đây, nhưng hiện nay lại đóng vai trò quan trọng và được ưu tiên trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược toàn diện để hỗ trợ nhân viên, khách hàng, nhà cung ứng và cả cộng đồng khi khủng hoảng xảy ra.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp cần sẵn sàng trước mọi biến động của môi trường kinh doanh (Hình 2).

Bà Stephanie Betant, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam

Mặt khác, ông Edmund Wong, Giám đốc vận hành Deloitte Singapore, nêu ra một bài học quý báu cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp khu vực nói riêng, đó là: “Đừng đặt tất cả quả trứng vào một giỏ, nếu khủng hoảng xảy ra, có kế hoạch đối phó tốt, đó sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ".

Ông lấy ví dụ về đất nước Singapore, có một số ngành nghề bắt buộc phải có kế hoạch kinh doanh liên tục và quản trị khủng hoảng như tài chính, cơ quan nhà nước,... Bởi sự cố sẽ trở thành thảm hoạ cho những ai không có sự chuẩn bị.

Vậy nên, để sống chung “thích ứng, an toàn, hiệu quả” với đại dịch và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối phó với môi trường kinh doanh đầy biến động, doanh nghiệp cần đánh giá lại khả năng sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng. 

Trong đó, việc tập trung giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả cũng như xây dựng một chương trình quản lý kinh doanh liên tục nhằm hạn chế đến mức tối thiểu những đứt gãy trong hoạt động kinh doanh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ về vấn đề quản lý và giảm thiểu sự gián đoạn kinh doanh thông qua các giải pháp quản lý khủng hoảng và tính liên tục trong kinh doanh trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn, Deloitte Việt Nam và HSBC Việt Nam phối hợp tổ chức chuỗi hội nghị trực tuyến với chủ đề Quản lý Kinh doanh liên tục – Vắc-xin bảo vệ doanh nghiệp.

Chuỗi hội nghị gồm ba sự kiện diễn ra từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022, tập trung khai thác các chủ đề Hiểu về Hệ thống Quản lý Kinh doanh Liên tục (BCM) tại Việt Nam và khu vực; Xây dựng Kế hoạch Kinh doanh liên tục (BCP) để giảm thiểu sự gián đoạn của doanh nghiệp; và Thẩm định, kiểm tra, diễn tập.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.