Doanh nghiệp chờ gói hỗ trợ đủ sâu, đủ rộng, có tính đặc thù và sớm triển khai

Doanh nghiệp chờ gói hỗ trợ đủ sâu, đủ rộng, có tính đặc thù và sớm triển khai

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 10/12/2021 | 08:10
0
Các gói hỗ trợ của Chính phủ cần đủ sâu, đủ rộng, có tính toán tới đặc thù của từng ngành và triển khai ngay trong đầu năm 2022 nhằm tạo đà cho DN có sức phục hồi.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổng hợp phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người lao động trong tháng 11/2021.

Dù khó nhưng vẫn “tỏ ra lạc quan để chèo lái doanh nghiệp”

Văn bản do ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính ký, nêu rõ: “Trong tháng 10/2021 Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân đã tiến hành 2 cuộc khảo sát diện rộng gồm: (i) khảo sát nhanh khó khăn về lao động của doanh nghiệp (DN) với 3.440 ý kiến trả lời, (ii) khảo sát nhanh khó khăn của người lao động (NLĐ) với 8.835 ý kiến trả lời.

Theo đó, kết quả 2 cuộc khảo sát cho thấy những tín hiệu tích cực của việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của DN và việc làm cho NLĐ sau khi Chính phủ ban hành và áp dụng Nghị quyết 128, chuyển trạng thái phòng chống dịch trên toàn quốc sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh “.

Cụ thể, trong tổng số 3.440 DN tham gia khảo sát online, số DN “đang hoạt động” chiếm tỷ lệ là 39%, cao hơn gấp 2 lần so với tỷ lệ này trong báo cáo tháng 8/2021. Trong tổng số 8.835 người lao động trả lời khảo sát online, tỷ lệ số người trả lời hiện đang có việc là 47%, tăng gần 10 điểm phần trăm so với tỉ lệ người có việc ở khảo sát tháng 8. Đồng thời, mặc dù tình hình chung còn nhiều khó khăn nhưng 43% lãnh đạo các DN ở diện “đang hoạt động” vẫn luôn “tỏ ra lạc quan để chèo lái DN”.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp chờ gói hỗ trợ đủ sâu, đủ rộng, có tính đặc thù và sớm triển khai

Hiện nay, DN và NLĐ vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong bối cảnh “sống chung với dịch”. 

Tuy vậy, do mức độ ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần 4 tại Việt Nam tới hoạt động của DN là rất lớn, đồng thời do tình hình các chuỗi cung ứng trên thế giới cũng vẫn đang đứt gãy, chưa phục hồi hoàn toàn nên DN và NLĐ tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong bối cảnh “sống chung với dịch”.

 Cụ thể, về phía DN, 30% số DN trả lời cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động nói chung và đặc biệt các lao động có trình độ chuyên môn. Hơn 45% DN cho là phải đưa ra mức thu nhập cao hơn so với trước dịch để thu hút lao động trở lại.

Bên cạnh khó khăn về thiếu lao động, chi phí cho lao động tăng, và khó khăn cố hữu như vấn đề về vốn lưu động, các DN đang đối mặt với khó khăn mới như: giá nguyên liệu đầu vào tăng (56% DN khảo sát), cầu thị trường yếu chưa đảm bảo kinh doanh có lãi (43% DN khảo sát), chi phí xét nghiệm cho lao động là áp lực rất lớn là cấu thành lớn trong chi phí của DN (41% DN khảo sát).

Về phía NLĐ, 59,3% NLĐ tham gia khảo sát cho biết, không có nguồn tiết kiệm để hỗ trợ cuộc sống trong bối cảnh dịch, phải dựa vào vay nợ hoặc trông chờ sự hỗ trợ từ gia đình/xã hội; 41% không tìm được việc; 59% mong muốn được ký HĐLĐ nếu có việc mới, 54% muốn đề nghị DN phải có cam kết đóng BHXH, BNTN.

Trong bối cảnh đó, đánh giá về triển vọng phục hồi, 22% DN ở diện “đang hoạt động” cho biết đã phục hồi như trước dịch, 45% DN cho biết nếu các địa phương thực hiện đúng Nghị quyết 128 thì DN sẽ phục hồi trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. (Kết quả 02 cuộc khảo sát được trình bày tại Phụ lục đính kèm công văn này).

Đề xuất 3 mũi "giáp công" hỗ trợ doanh nghiệp

Cũng theo nội dung báo cáo, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đề xuất Thủ tướng Chính phủ một số điểm cơ bản trên cơ sở trao đổi, thảo luận với lãnh đạo của gần 40 Hiệp hội doanh nghiệp.

Thứ nhất, về việc tạo lập môi trường làm việc an toàn và năng lực y tế trong doanh nghiệp để duy trì liên tục sản xuất kinh doanh, Ban IV cho rằng việc “thích ứng, sống chung với dịch” là chiến lược lâu dài nên ngoài khía cạnh DN tự chủ để cải thiện môi trường làm việc và các quy trình nội bộ. 

Theo đó, Ban IV đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế đẩy mạnh truyền thông về các biện pháp DN có thể lựa chọn trong việc tạo lập môi trường lao động an toàn, nâng cao năng lực y tế tại cơ sở, như việc DN có thể được kí hợp đồng với các đơn vị y tế đủ năng lực để xử trí các vấn đề phòng, chống dịch nếu không tự thiết lập được bộ phận chuyên môn y tế tại đơn vị; Huy động đội ngũ chuyên gia y tế dự phòng nghiên cứu, hình thành các quy trình hướng dẫn dễ hiểu, dễ áp dụng (tương tự 5K cho toàn dân) để DN và NLĐ áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tương tác với khách hàng; Ban hành hướng dẫn cụ thể về quy trình xử lý khi phát hiện F0 tại DN.

Trong điều kiện hiện nay, khi phần lớn NLĐ của DN đã được tiêm từ 1-2 mũi vắc-xin, DN cũng đã chủ động thích ứng và phòng bị bằng 5K và test nhanh, cũng như phân chia ca kíp, phân nhóm để hạn chế tối đa rủi ro, nguy cơ lây lan, đồng thời cũng để thuận tiện khi khoanh vùng, truy vết, giảm thiểu thiệt hại về lao động thì việc có hướng dẫn riêng về quy trình xử lý F0 tại DN là cần thiết để đảm bảo các DN luôn duy trì được hoạt động.

Trường hợp DN có F0 nhưng có tổ chức phân ca kíp, phân nhóm thì dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế, chính quyền cơ sở có thể cùng DN đánh giá bóc tách theo cấp độ nguy cơ nhỏ nhất để DN vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp chờ gói hỗ trợ đủ sâu, đủ rộng, có tính đặc thù và sớm triển khai (Hình 2).

Theo Ban IV, việc “thích ứng, sống chung với dịch” là chiến lược lâu dài nên ngoài khía cạnh DN tự chủ để cải thiện môi trường làm việc và các quy trình nội bộ.

Thứ hai, về việc hỗ trợ DN, NLĐ vượt qua các khó khăn về lao động, việc làm trong bối cảnh dịch, Ban IV kiến nghị Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương liên qua xem xét cải thiện các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thời gian, chế độ làm việc của người lao động trong bối cảnh dịch; đặc biệt quy định về giờ làm thêm của người lao động để DN có điều kiện bố trí nhân lực đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng các đơn hàng bị chậm trong thời gian qua cũng như tạo điều kiện cho các DN có thể bứt phá trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp lý mới (như các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động) với hình thức làm việc mới như làm việc trực tuyến, làm việc tại nhà... vì đây là xu hướng tăng mạnh trong và sau đại dịch. Đồng thời tăng cường công tác kết nối ba bên “người lao động - doanh nghiệp - cơ sở đào tạo” để đẩy mạnh cơ hội tìm kiếm việc làm cho nhóm lao động mất việc, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lao động trước bối cảnh có nhiều thay đổi, phát sinh như đại dịch.

Ngoài ra, kiến nghị xem xét điều chỉnh giảm mức đóng BHXH đi kèm với việc phát triển các quỹ BH hưu trí tự nguyện với những cơ chế linh hoạt cho phép NLĐ được vay từ quỹ BH hưu trí khi gặp khó khăn về tài chính, khi mà điều này không thể thực hiện được đối với quỹ BHXH. Đây có thể là giải pháp hạn chế việc rút BHXH một lần của người lao động, đồng thời là giải pháp giúp DN có thêm một chính sách để thu hút hoặc giữ chân người lao động.

Cuối cùng, về hỗ trợ DN vượt qua các khó khăn về tài chính và khó khăn khác để phục hồi, phát triển, Ban IV kiến nghị Chính phủ thiết kế các gói hỗ trợ đủ sâu, đủ rộng, có tính toán tới đặc thù của từng ngành và triển khai ngay trong đầu năm 2022 nhằm tạo đà cho DN có sức phục hồi và bứt phá, tận dụng được cơ hội mang lại từ Nghị quyết 128.

Đồng thời, các lãnh đạo DN cũng rất kì vọng sẽ sớm được tham dự chương trình đối thoại công - tư với Lãnh đạo Chính phủ để đóng góp các giải pháp, hiến kế cho mục tiêu đảm bảo tăng trưởng hậu Covid-19.

Hai mũi "giáp công" của nền kinh tế

Thứ 2, 06/12/2021 | 15:09
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang tập trung hoàn thiện 2 chương trình quan trọng: phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế.

Bơm "oxy" , "cấp cứu" dòng tiền cho doanh nghiệp phục hồi

Chủ nhật, 05/12/2021 | 14:06
Sau hai năm dịch bệnh, “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp đã cạn kiệt, không thể tiếp tục chống đỡ và cần được "cấp cứu" về dòng tiền để bắt nhịp phục hồi.

Giải bài toán "cấp cứu" và "trị khỏi bệnh" cho doanh nghiệp sau cơn mê

Chủ nhật, 05/12/2021 | 11:57
Cần có ngay các giải pháp khẩn cấp để “cấp cứu” cho DN sau "cơn mê" dài cũng như tính toán các chính sách mang tính tái cấu trúc, hướng tới phát triển bền vững.

Gói phục hồi kinh tế: Liệu có "thời gian đủ dài, quy mô đủ lớn"?

Thứ 6, 03/12/2021 | 07:00
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với 5 nhóm giải pháp chủ yếu sẽ được trình lên Quốc hội vào phiên họp bổ sung cuối năm nay.
Cùng tác giả

"Cháy" vé máy bay, Cục Hàng không tiếp tục yêu cầu tăng chuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:11
Dù đã cung ứng thêm nhiều chuyến bay, một số đường bay nội địa từ Hà Nội và Tp.HCM đi, đến các địa phương vẫn có tỉ lệ đặt chỗ từ 90-100% trong các ngày 27/4 và 1/5.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Tài sản Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tăng hơn 1.000 tỷ đồng sau quý I

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Rạng Đông xác định năm 2024 là năm mở đầu bứt phá với mặt bằng tăng trưởng mới 25 - 30%/năm.

Điều chỉnh dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:23
Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 30/4 về điều chỉnh báo cáo khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành.

Cả nước còn hơn 1.000 điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đường sắt

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:15
Dù Bộ GTVT và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp song, trên các tuyến đường sắt hiện còn tồn tại 5 điểm đen, 1.087 điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.
Cùng chuyên mục

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực địa các khu tái định cư

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:26
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành và UBND Tp. Biên Hòa tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Thanh Hóa: Dồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:00
Những năm qua, Thanh Hóa chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo tiền đề thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.