Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ nằm ở công nghệ

Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ nằm ở công nghệ

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 5, 13/01/2022 17:19

Trước đây, đổi mới sáng tạo gắn với công nghệ, đầu tư, cạnh tranh bằng giá cả, hiện tại các doanh nghiệp cần biến ý tưởng thành giá trị, tạo lợi thế trên thị trường.

Cốt lõi của đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại "Báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở Việt Nam 2021" ngày 13/1, ông Đoàn Đức Thuận - Chuyên gia tư vấn, đào tạo về Chiến lược, Marketing và Đổi mới sáng tạo nhận định: “Những ĐMST mang tính chất cải tiến nhỏ đang dần ít tạo lợi thế hơn so với những ĐMST triệt để hay thậm chí là làm mới cả mô hình kinh doanh dựa trên sự kết nối sâu sắc với lý tưởng tồn tại của tổ chức”.

Theo đó, kỷ nguyên mới của quản trị nói chung và đổi mới sáng tạo nói riêng đều hướng tới việc lấy con người làm trọng tâm, đề cao lý tưởng tồn tại của tổ chức kinh doanh như một sự kết nối hữu cơ của tổ chức kinh doanh đó với cộng đồng và xã hội. 

Tiêu điểm - Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ nằm ở công nghệ

Ông Đoàn Đức Thuận - Chuyên gia tư vấn, đào tạo về Chiến lược, Marketing và Đổi mới sáng tạo

Trước đây, đổi mới sáng tạo gắn với công nghệ và đầu tư, cạnh tranh bằng giá cả, thì hiện tại các doanh nghiệp cần biến ý tưởng thành giá trị, tạo lợi thế trên thị trường. 

Hơn nữa, giai đoạn trước, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST) là hệ sinh thái đóng với thành phần trung tâm là các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn chuyển đổi số, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng dẫn đến việc doanh nghiệp không thể kiểm soát quy mô công nghệ; việc đầu tư chi phí cho nghiên cứu và phát triển quá lớn, vượt ngoài khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu chỉ sử dụng năng lực sáng tạo của nguồn lực nội bộ sẽ không đủ để các doanh nghiệp theo kịp với các nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Điều này đã được chứng minh xuyên suốt giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng ĐMST có cơ hội để định hình lại kết nối xã hội của tổ chức mình, thiết kế ra những sản phẩm vượt bậc, hàm chứa các giá trị chân thành, tử tế, hướng tới cộng đồng và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Cụ thể, trong 2 năm Covid gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế nhưng số lượng giao dịch tăng lên mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, đạt 108 thương vụ đầu tư. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng thương vụ đầu tư đạt mức cao kỷ lục ở vòng 500 nghìn USD - 3 triệu USD, gấp 2.58 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Thuận lợi từ bối cảnh thế giới

Theo ông Vũ Bình, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản, tinh thần ĐMST không chỉ thấy ở các doanh nghiệp nhỏ mà còn ở các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, bối cảnh quốc tế đang ngày càng thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở.

Báo cáo chỉ ra nghiên cứu của Chainalysis cho thấy, Việt Nam là ví dụ hoàn hảo về một quốc gia có mức độ tham gia vào các giao dịch tiền điện tử vượt xa so với thứ hạng nền kinh tế. Dù chỉ đứng thứ 53 về GDP với khoảng 262 tỷ USD và được xếp hạng là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam vẫn có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tiền điện tử.

Một số nghiên cứu cũng ghi nhận Việt Nam đang có những xếp hạng ấn tượng trong thị trường tiền điện tử, như: Top 1 về chỉ số tiếp nhận tiền mã hóa, Top 2 về chỉ số tiếp nhận DeFi (theo Chainalysis); Top 1 về chỉ số sở hữu tiền mã hóa với 41% người dân sở hữu (theo Finder) và Top 3 về số lượng người dùng ví Metamask hàng tháng.

Không chỉ dừng lại ở góc độ đầu tư, Việt Nam cũng là quốc gia sở hữu nhiều dự án tiền điện tử và blockchain nổi bật, mang tầm vóc toàn cầu như: Axie Infinity (AXS), Coin98 (C98), Kyber Network (KNC), TomoChain (TOMO), Kardia Chain,...

Tiêu điểm - Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ nằm ở công nghệ  (Hình 2).

Axie Infinity - game blockchain thịnh hành trên khắp thế giới, khiến SkyMavis trở thành kỳ lân công nghệ tỷ USD của CEO 9x Việt Nam

Từ đó, đại diện các nhà đầu tư, bà Lê Hoàng Uyên Vy - đồng sáng lập Do Ventures bày tỏ quan điểm, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào thời điểm bước ngoặt để có thể tạo dấu ấn trong khu vực và trên thế giới nhờ vào ba yếu tố chính. 

Thứ nhất, startup Việt Nam đã bắt đầu hướng tới các thị trường khu vực và thế giới thay vì chỉ phục vụ thị trường nội địa.

Thứ hai, startup Việt Nam đã có khả năng cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.  

Thứ ba, startup Việt Nam đã có những công ty đủ trưởng thành để trở thành nhà đầu tư cho thế hệ nhà sáng lập đi sau. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.