Doanh nghiệp không biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu

Doanh nghiệp không biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 5, 26/05/2022 22:10

92% doanh nghiệp nhỏ và vừa không biết CĐS như thế nào, 72% không biết bắt đầu từ đâu và 69% không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 diễn ra vào ngày 25-26/5, phiên hội thảo với chủ đề “CĐS - Cơ hội phát triển đột phá cho các doanh nghiệp SMEs" đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ nhiều doanh nghiệp, chuyên gia nhằm xây dựng lộ trình CĐS tối ưu cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp không biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu

 Toàn cảnh Diễn đàn

Rào cản của các doanh nghiệp SMEs

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội đồng xây dựng khung chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA cho biết, trong số hơn 800 ngàn doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới 45% tổng GDP và hơn 31% tổng thu ngân sách Nhà nước. 

Qua đó, có thể thấy vai trò của các doanh nghiệp SMEs là vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế số nói riêng.

Tuy nhiên, khi nhắc đến số hoá, theo thống kê của VINASA, có đến 92% doanh nghiệp nhỏ và vừa không biết chuyển đổi số (CĐS) như thế nào, 72% không biết bắt đầu từ đâu và 69% DN không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai.

Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp không biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu (Hình 2).

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội đồng xây dựng khung chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), VINASA

“Đây là những rào cản chính của các doanh nghiệp SMEs hiện nay", ông Hoàng nhân định. Do đó, DN SMEs cần có sự hướng dẫn cụ thể, một khung chuyển đổi số, giúp cho DN biết cách CĐS theo quy trình bài bản.

Song, nếu dùng chung một bộ khung áp dụng cho tất cả mọi ngành nghề, thì không thể phát huy hết tác dụng, vậy nên, mỗi ngành nghề lại cần có một bộ hướng dẫn riêng, thiết kế phù hợp thực trạng từng ngành.

Nếu các doanh nghiệp SMEs trau dồi và tập trung nguồn lực cho chuyển đổi số (CĐS) thì điều này sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong thời đại mới, như: nâng cao hiệu suất công việc, cơ hội triển khai những mô hình kinh doanh mới, gia tăng trải nghiệm khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, mặt khác, đây cũng là cơ sở giúp các DN có thể mở rộng quy mô.

Giải pháp nào tối ưu?

Sau đó, khi đã có khung hướng dẫn chuyển đổi phù hợp, điều cần chú ý là bộ giải pháp CĐS tương ứng với quy mô, tầm nhìn và hoạt động của mỗi DN SMEs.

Mặt khác, đại diện VINASA cho biết, sau đó, ta cần xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá, giúp DN có thể tự đánh giá hiệu quả của hoạt động áp dụng khung CĐS và các giải pháp đưa ra.

Từ đó, đại diện phía doanh nghiệp, ông Đặng Duy Khánh, Trưởng ban Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, VNPT, đã đưa ra mô hình khung CĐS mà Tập đoàn đang hỗ trợ các doanh nghiệp trong lộ trình này.

Cụ thể, lớp Lãnh đạo số (Cam kết và Năng lực) là trung tâm của hoạt động CĐS, các hoạt động CĐS sẽ xoay quanh 4 trụ cột với các khía cạnh phát triển gồm: khách hàng (kết nối - thấu hiểu - trải nghiệm); nhân viên (công cụ - quản lý); hoạt động (quản trị - quản lý - tối ưu); sản phẩm (quản lý chung - chuyên ngành).

Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp không biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu (Hình 3).

 Khung CĐS cho các doanh nghiệp của VNPT

Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể định hình vào các lĩnh vực, mục tiêu quan tâm nhất, nghiệp vụ cần thực hiện để chuyển đổi số một cách rõ ràng với các thứ tự ưu tiên.

Bên cạnh đó, việc chia ra 4 trụ cột của một doanh nghiệp, khung CĐS có thể đưa ra các mức tiếp cận ứng dụng nghiệp vụ từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với từ giai đoạn CĐS của doanh nghiệp.

Hơn nữa, khi thực hiện CĐS theo khung định sẵn, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các ứng dụng CĐS trên cùng một hạ tầng số: Viễn thông - Hạ tầng điện toán đám mây - công nghệ 4.0 đảm bảo an ninh và an toàn mạng do công ty hỗ trợ dịch vụ CĐS cung cấp.

Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương cùng 11 hiệp hội ngành nghề trong nước.

Ngoài ra, còn có sự tham gia của 2 tổ chức khu vực: Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) và Hiệp hội CIO Khu vực ASEAN (ACIOA) và 14 hiệp hội CNTT tại 14 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực. Diễn đàn sẽ được diễn ra trong 2 ngày với 18 phiên hội nghị chuyên đề, triển lãm chuyển đổi số, dự kiến thu hút 2,500+ lượt đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và tham gia các hoạt động cùng 10,000+ lượt theo dõi trực tuyến

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.