Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài, đón đầu xu thế kinh tế số

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài, đón đầu xu thế kinh tế số

Nguyễn Hương Anh

Nguyễn Hương Anh

Thứ 3, 21/09/2021 16:46

Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh diễn ra khá mạnh mẽ.

Xu thế chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khoa học công nghệ, thương mại cho thấy sự nhanh nhẹn, chủ động của doanh nghiệp Việt trước bối cảnh kinh tế số.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng năm 2021, có 40 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đạt 150,1 triệu USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, có đến có 13 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 424,9 triệu USD, gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm trước­. Trong số đó, Tập đoàn Vingroup điều chỉnh tăng vốn đầu tư dự án tại Hoa Kỳ thêm 300 triệu USD; Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tăng vốn đầu tư dự án tại Campuchia thêm 76 triệu USD, Vinfast tăng vốn đầu tư dự án tại Đức thêm 32 triệu USD...

Tính chung 8 tháng, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 575 triệu USD, tăng 74,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ đứng đầu với 302,8 triệu USD, tiếp theo là Campuchia 89,4 triệu USD, Lào 47,8 triệu USD.

Trong những tháng đầu năm 2021, Tập đoàn Vingroup tạo dấu ấn nổi bật khi chỉ trong tháng 3/2021, Tập đoàn đã đăng ký đầu tư 4 dự án ra nước ngoài, ở Pháp, Hà Lan, Canada và Singapore, đồng thời tăng vốn đầu tư ở Mỹ, Đức. Cụ thể, điều chỉnh tăng 300 triệu USD vốn đầu tư sang Mỹ, đồng thời đổ vốn vào các dự án khác ở Đức, Pháp, Hà Lan, Canada với vốn đầu tư mỗi dự án là 32 triệu USD. Ngoài ra, Vingroup có 1 dự án tại Singapore có số vốn đăng ký 20,5 triệu USD với mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông, điện tử, đồ gia dụng, ôtô…

Một điều khá đặc biệt là trong 13 lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, thương mại. Thống kê cho thấy, trong 8 tháng qua, lĩnh vực này dẫn đầu với 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm 270,8 triệu USD, chiếm 47,1% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 150,9 triệu USD, chiếm 26,2%; tiếp theo là các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ...

Theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, thương mại cho thấy sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc dần chuyển hướng đầu tư này sẽ đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế số. Các doanh nghiệp Việt sẽ học hỏi và đem những thành tựu khoa học kỹ thuật mới về áp dụng dựa trong nước, đồng thời "phổ biến" rộng rãi thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Lũy kế đến ngày 20/8/2021, Việt Nam đã có 1.428 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 21,8 tỷ USD. Tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực khai khoáng (36,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,3%). Các địa bàn nhận đầu tư nhiều nhất lần lượt là Lào (23,8%); Campuchia (13,1%); Nga (12,9%).
 

Theo Tạp chí Tài chính

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.