Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ

Thứ 3, 13/08/2024 13:59

Trên mỗi chiếc ghe, tiểu thương thường sẽ treo một mẫu sản phẩm lên cột cao. Cây sào này còn được gọi là cây bẹo. Người mua chỉ cần nhìn là biết ngay thuyền, ghe nào đang bán loại trái cây, đặc sản miệt vườn nào.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 1.

Khung cảnh chợ nổi Cái Răng vào buổi sáng.

Tên gọi Cái Răng đã có từ lâu nhưng chưa có câu chuyện nào giải thích ngọn nguồn, dù có nhiều dị bản của truyền thuyết gắn với vùng đất này. Các phiên bản dù khác nhau về gốc tích tên gọi Cái Răng nhưng đều xoay quanh chuyện người dân địa phương chiến đấu với một con cá sấu hung dữ to lớn. Xác con quái thú trôi dạt nhiều nơi, tạo nên những cái tên như cái đầu dạt vào thành rạch Đầu Sấu, phần da dạt vào rạch gọi là Cái Da, phần răng trôi vào gọi là Cái Răng.

Hay trong cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam", nhà văn Vương Hồng Sển đưa ra quan điểm: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer "karan" nghĩa là "cà ràng" (cái bếp lò nặn bằng đất, ông táo). Người Khmer làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 2.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 3.

Du khách khi tới Cần Thơ thường không bỏ lỡ cơ hội ghé thăm Chợ nổi Cái Răng.

Du khách khi tới Cần Thơ thường không bỏ lỡ cơ hội ghé thăm Chợ nổi Cái Răng. Hình thành từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ nhu cầu mua bán trong vùng, ngày nay, Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Đầu năm 2023, chợ nổi Cái Răng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công bố nằm trong Top 50 Tour du lịch độc đáo mang lại trải nghiệm thú vị tại Việt Nam.

Chợ nổi Cái Răng nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5km. Du khách có thể di chuyển bằng thuyền từ bến Ninh Kiều trong khoảng 30 phút hoặc lái xe trong khoảng 20 phút.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 4.
Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 5.
Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 6.

Người dân sinh hoạt, buôn bán tại chợ nổi Cái Răng.

Ðến nay, cùng với chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng lâu nay được du khách trong và ngoài nước biết đến là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ.

Chợ nằm ở khu đắc địa ngã ba sông (nhánh sông Hậu và sông Cái Răng) và là vùng nước nông, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu. Từ nhiều năm nay, khu chợ này không chỉ là nơi buôn bán trái cây, lúa gạo của bà con mà còn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 7.

Chợ mở cửa từ rất sớm.

Một hướng dẫn viên du lịch địa phương chia sẻ, chợ Cái Răng mở cửa từ rất sớm, thường vào 5 giờ sáng. Khi mặt trời mới ló rạng, lúc này hàng trăm chiếc ghe, bè đã tụ tập, nối đuôi nhau trên dòng sông Hậu. Trên mỗi chiếc ghe đều mang theo những thứ đặc trưng của vùng miền gồm như trái cây, đặc sản…

Trên mỗi chiếc ghe, tiểu thương thường sẽ treo một mẫu sản phẩm lên cột cao. Cây sào này còn được gọi là cây bẹo, theo tiếng địa phương. Người mua chỉ cần nhìn là thấy ngay thuyền, ghe nào đang bán loại trái cây, đặc sản miệt vườn nào.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 8.

Trên ghe bán gì chủ ghe sẽ treo mẫu sản phẩm lên trên cao để khách hàng biết.

Người ta vẫn thường nói, chợ là nơi thể hiện rõ nhất văn hoá bản địa. Cái Răng không chỉ là nơi buôn bán sầm uất mà còn là nơi giao lưu văn hoá. Tại đây, du khách có thể cảm nhận rõ nét văn hoá của vùng đất Tây Đô nói riêng và văn hoá miền Tây nói chung.

Khi dạo quanh trên chợ nổi, du khách nghe thấy tiếng cười đùa, tiếng mời chào nồng nhiệt của người bán, lời trả giá của người mua; thưởng thức cả tiếng đờn ca tài tử vang lên từ một góc chợ, hay tiếng hát của người miền Tây trên chiếc ghe bán hàng.

Hiện nay, nhiều tiểu thương cũng bỏ dần cách chào hàng bằng cây bẹo, trực tiếp lái xuồng máy, áp sát thuyền chở khách để chào mời. Khảo sát thực tế, giá trái cây tại chợ không chênh lệch nhiều so với các chợ dân sinh trên bờ ở Cần Thơ. Thậm chí, có những tiểu thương chào giá khá cao, khách phải mặc cả.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 9.
Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 10.
Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 11.

Hủ tiếu, bún riêu là một trong những đặc sản dân dã phổ biến ở chợ nổi Cái Răng.

Khách tới khu chợ vào buổi sáng thường thưởng thức các món ăn đặc sản như bún riêu, hủ tiếu... Một phần ăn sáng đầy đủ thường có giá 40.000 - 50.000 đồng. Các ghe, thuyền lênh đênh trong chợ cũng bán nước giải khát, nước trái cây, cà phê với mức giá 10.000 - 15.000 đồng/trái dừa, 15.000 đồng/ly cà phê đá...

Thông thường, hướng dẫn viên hay lái thuyền sẽ dẫn du khách vào ăn sáng tại các nhà bè. Tại đây thường có chỗ ngồi rộng rãi hơn nhưng so với ghe thuyền trên sông thì hương vị không đặc sắc hơn là mấy.

Bà Phạm Thị Ngọc lênh đênh mưu sinh 25 năm trên chợ nổi với ghe thuyền bán bún riêu, bún mắm, hủ tiếu, bánh canh. Trước đây, bà Ngọc bán đồ ăn sáng cho thương hồ nhưng nay, khách hàng chính của bà là du khách thập phương. Bà Ngọc thừa nhận, bây giờ, giữa chợ nổi Cái Răng, "tìm thương hồ khó hơn tìm du khách".

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 12.

Nét văn hóa độc đáo của chợ nổi

Anh Vũ Quang Hưng (du khách từ Đồng Nai) từng tới thăm chợ nổi Cái Răng vài năm trước. Tháng 5/2023, anh đưa gia đình trở lại đây. Anh Hưng cho biết, so với những năm 2018, 2019, chợ nổi Cái Răng đang mất dần "nét riêng vốn có". "Khu chợ inh ỏi những tiếng xuồng máy, thuyền máy. Nơi đây tấp nập du khách nhưng vắng bóng thương hồ, lượng ghe thuyền chở nông sản, trái cây giảm hẳn, du khách khó có thể nhìn thấy hình ảnh bà con giao thương buôn bán như trước. Điều này làm tôi thấy tiếc nuối", anh Hưng cho hay.

Độc đáo khu chợ có cái tên lạ, khởi nguồn từ câu chuyện chiến đấu với cá sấu to lớn, hung dữ- Ảnh 13.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chợ nổi Cái Răng vắng bóng những ghe thuyền của thương hồ. Ngày nay giao thông đường bộ đã phát triển, nhà vườn bán trái cây, nông sản có thương lái đưa xe đến tận nơi nên không dùng ghe chở trên sông. Cùng với đó là sự phát triển của các siêu thị hiện đại và tiện lợi, người dân cũng dần thay đổi cách mua sắm.

Hương Giang (theo laodong, vietnamnet)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.